Phát Huy Thế Mạnh Của Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học nên nhiều hộ dân đã giải quyết triệt để vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí, công lao động trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Hiện tại, nhiều hộ dân tin tưởng và chủ động nhân rộng mô hình này.
Anh Nguyễn Thanh Toàn - hộ chăn nuôi heo ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) tâm sự: “Sau khi được tham dự lớp dạy nghề nông thôn do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, tôi nhận thấy mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học là mô hình thiết thực, dễ làm, tiết kiệm được thời gian và công sức chăm sóc. Vì vậy, tôi mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng với diện tích 15m2 và thả nuôi 11 con heo thịt. Sau khi thu hoạch, trừ các khoản chi phí, tôi lãi trên 10 triệu đồng. Đợt này, tôi quyết định xây dựng thêm 1 chuồng nữa, tiếp tục thả nuôi để phát triển kinh tế gia đình”. Những năm qua, nhiều hộ chăn nuôi đã có bước chuyển biến, thay đổi nhận thức tích cực trong chăn nuôi và tìm đến các mô hình chăn nuôi hiệu quả theo hướng an toàn sinh học.
Tiếp tục phát huy thế mạnh của đệm lót sinh học vào chăn nuôi, năm 2013, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Lai Vung cho triển khai xây dựng thí điểm mô hình nuôi gà nòi lai trên đệm lót sinh học cho 5 hộ dân ở xã Vĩnh Thới và xã Định Hòa với qui mô 5 ngàn con. Bước đầu nhận thấy, người nuôi đánh giá cao và rất phấn khởi trước những hiệu quả của mô hình này.
Qui trình xử lý nền đệm lót ở mô hình nuôi gà cũng gần giống như mô hình nuôi heo. Tuy nhiên, do lượng chất thải của gà không quá lớn nên người nuôi chỉ cần phủ lớp đệm dày khoảng 10 - 12cm. Nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa, trấu và chế phẩm men vi sinh Balasa N01. Ông Hồ Thanh Hoàng - Phó trưởng trạm Khuyến nông huyện Lai Vung cho biết: “Mô hình này rất thích hợp cho cả chăn nuôi với qui mô lớn và qui mô nhỏ vì nó làm giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi, giảm mùi hôi trong chuồng trại, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ưu điểm nổi bật khác của mô hình là người chăn nuôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc đầu tư xây dựng chuồng trại cũng như hao hụt trong chăn nuôi đối với các mô hình nuôi thường. Bên cạnh đó, mô hình này không những giải quyết hiệu quả bài toán kinh tế mà còn đảm bảo chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hạn chế tối đa các loại dịch bệnh cũng như dịch cúm gia cầm”.
Qua hơn 2 tháng tham gia thực hiện mô hình, anh Nguyễn Thanh Tuấn ở ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới, phấn khởi cho biết: “Hiện tại, đàn gà của tôi có 1.000 con được thả nuôi trên diện tích đệm lót 60m2 (kết hợp thả vườn) đang sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu so với thả nuôi thông thường thì nuôi theo mô hình đệm lót sinh học tỷ lệ gà hao hụt giảm từ 5 - 10%, gà tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao, ít bị dịch bệnh, môi trường được giải quyết một cách cơ bản, không còn mùi hôi thối...”.
Tuy nhiên, theo thông tin của nhiều hộ chăn nuôi, hiện tại mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học rất hiệu quả nhưng nếu phát triển trên diện rộng sẽ rất khó khăn cho người nuôi trong việc tìm mùn cưa, một trong những nguyên liệu chính của đệm lót sinh học.
Mô hình chăn nuôi gà trên nền chuồng đệm lót sinh học là mô hình phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi diện tích đất cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại đang gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các nơi tập trung dân cư đông đúc.
Related news

Nằm trong nhóm 26 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Văn (Thạch Hà) đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.

Sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh Võ Kim Cự đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất tại 2 xã Ân Phú, Đức Lĩnh và làm việc với cán bộ chủ chốt các xã, huyện Vũ Quang về tiến độ thực hiện chương trình NTM.

Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã chứng minh, trong trứng gà xanh, hàm lượng axit amin, kẽm, I-ốt, lecithin, lượng vitamin tổng hợp gấp 2 - 3 lần trứng gà thông thường...