Nhiều Loại Thủy Sản Đánh Bắt Tự Nhiên Tăng Giá

Giá hầu hết các loại thủy sản đánh bắt tự nhiên trong mùa lũ năm nay đều tăng từ 10.000-30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Tại các chợ ở nội ô TP Cần Thơ, cá lóc, cá trê đồng và rô đồng đánh bắt tự nhiên loại lớn nguồn cung rất hạn chế nên giá ở mức tương đối cao. Cá trê vàng loại 1 hiện có giá 120.000-130.000 đồng/kg, cá lóc đồng loại 1 giá 100.000-110.000 đồng/kg, cá rô đồng và trê trắng từ 60.000-70.000 đồng/kg, ếch đồng 80.000-90.000 đồng/kg, cá linh non làm sẵn 80.000 đồng/kg; cá sặc và tép rong 60.000-70.000 đồng/kg.
Các năm trước cua đồng có giá khá rẻ, nhưng hiện nay đã vọt lên ở mức 70.000 đồng/kg (loại càng lớn), cua đồng loại thường từ 30.000-35.000 đồng/kg… Theo nhiều tiểu thương kinh doanh mặt hàng thủy sản, do đang trong mùa lũ, lượng thủy sản đánh bắt tự nhiên về các chợ gần đây có tăng so với tháng trước, nhưng nhìn chung nguồn cung nhiều mặt hàng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước.
Related news

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.

Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...

Trong khi lãnh đạo Cục dự trữ nhà nước Nam Trung bộ (trụ sở tại Khánh Hòa) khẳng định việc bán lúa vừa rồi là đúng luật, đúng quy trình thì nhiều người không mua được lúa cho biết sẽ khiếu nại đến cùng để chấm dứt tình trạng không minh bạch trong việc mua bán lúa dự trữ nhà nước…

Một đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở tỉnh Thái Bình, trong câu chuyện về xây dựng nông thôn mới, ông lo lắng: Ở quê bây giờ cái gì cũng đủ: Điện, đường, trường, trạm, internet, quán gội đầu... Chỉ thiếu người!

Thoạt nghe, chúng tôi cứ ngỡ, cái tên gọi Vườn lan Huyền Thoại như một hình ảnh so sánh với các câu chuyện trong truyện cổ tích. Chỉ khi đến nơi, chúng tôi mới được biết, đó là tên mà chị Lê Thị Thanh Huyền đặt cho vườn lan của mình.