Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết từ tháng 5/2013, cơ quan này đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội và một số cơ quan, ban ngành của Hà Nội tiến hành kiểm tra cá tầm, cá quả, cá trê tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.
Qua kiểm tra, các tiểu thương tại chợ đều nói là cá có nguồn gốc từ Bắc Giang, Hưng Yên... nhưng lại không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
Qua lấy 30 mẫu để kiểm tra (10 mẫu cá tầm, 10 mẫu cá trê, 10 mẫu cá quả), Cục đã phát hiện có 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất kháng sinh cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm hóa chất kháng sinh cấm AOZ. Đây là những chất được sử dụng để chống nhiễm vi khuẩn và nấm ngoài da cho cá đã được cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2007.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ đưa cá tầm vào danh mục giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh thường xuyên trong 6 tháng cuối năm 2013. Đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ NNPTNT để có biện pháp phối hợp với Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ tình trạng buôn bán, kinh doanh sản phẩm cá tầm, cá trê, cá quả... trong thời gian tới.
Trước đó, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và Hiệp hội Cá nước lạnh cũng đã tiến hành gặp gỡ báo chí để thông tin một số vấn đề về việc phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập lậu, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý thông tin cá tầm nhập lậu, tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến người sản xuất, nuôi cá tầm trong nước.
Related news

Nghề nuôi ong lấy mật vốn có từ lâu ở Quảng Bình, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, một số khác cũng giàu lên nhờ nuôi ong. Ở các xã thuộc vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng như Xuân Trạch (Bố Trạch);

Từ nhiều năm qua, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đã phát triển mạnh ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Lục Nam của tỉnh Bắc Giang, trong đó phải kể đến xã Thanh Lâm, khi bà con nơi đây nhiều năm liền thu được kết quả đáng khích lệ từ mô hình trên.

Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.