Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ưu việt với đậu tương đông
Cây đậu tương ưa ấm nhiệt độ thích hợp từ 20 - 30 độ C đặc biệt thời kỳ ra hoa, đậu quả, nhiệt độ từ 24 - 32oC.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là lựa chọn ưu việt cho cây đậu tương vụ đông
Đậu tương thích hợp trồng trên các chân đất, các pha, thịt nhẹ có độ pH từ 6 - 7 hàm lượng mùn trong đất từ 1,8 - 2% và đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung lượng và vi lượng. Đối với đa lượng cây đậu tương rất cần lân.
Đặc tính của đậu tương đông
Đậu tương là cây trồng quan trọng cung cấp thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi. Ở nước ta đậu tương được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh vùng đồng bằng trung du miền núi phía Bắc, thường trồng vụ xuân hè, thu đông và vụ đông.
Cây đậu tương đông ở các tỉnh miền Bắc thường được trồng vào đầu tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 10 dương lịch. Nếu thời vụ chậm lại đậu tương ra hoa gặp rét tỉ lệ đậu quả thấp. Cây đậu tương có nhu cầu dinh dưỡng không cao về đạm nhưng nhu cầu lân rất cao và các chất trung vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh, kẽm, magan.
Theo nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng cho thấy: Để có 1 tấn hạt cây đã lấy đi từ đất khoảng 15kg N; 34kg P2O5 ; 13kg K2O; 14 kg CaO; 5 kg MgO; 2 kg S; 43 kg Zn; 16 kg B; 33 kg Mn...
Phân tích cây vào lúc bắt đầu ra hoa cũng cho thấy tỉ lệ % chất khô là: 4 - 6% N; 0,3 - 0,5% P ; 1 - 1,5% K; 0,36 - 2% CaO; Phân tích các chất vi lượng tính theo ppm cho thấy có 21 - 25 ppm B; 21 - 30 ppm Zn; 15 - 25 ppm Cu; 51 - 68 ppm Fe.
Như vậy, cây đậu tương có nhu cầu không những về đa lượng mà còn rất cần các nguyên tố trung vi lượng.
Thực tế canh tác đậu tương hiện nay còn rất hạn chế bất cập về khâu sử dụng phân bón như: Sử dụng nhiều loại phân đơn, nhiều nơi sử dụng lượng đạm quá mức cho phép, lân và kali thấp hoặc các loại phân NPK thông thượng có hàm lượng đạm cao và thiếu hầu hết các yếu tố trung vi lượng như vôi, magie, lưu huỳnh, kẽm, bo, đồng, sắt.
Cây đậu tương được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển phân cành sớm màu lá xanh, sáng, dày, thân mập, ngọn nở, mặt lá phiến lá có phủ một lớp lông trắng mịn, có tác dụng chống sâu bệnh gây hại làm cho đậu tương khỏe, ra hoa đậu quả tập trung, quả lớn đồng đều, quả có 3 hạt chiếm tỉ lệ cao, khi quả chín thì toàn bộ lá và thân chuyển màu vàng. Như vậy dinh dưỡng sẽ được huy động hết vào hạt, năng suất cao và chất lượng tốt.
Bên cạnh đó, tất cả các chân đất trồng đậu tương đều có phản ứng chua pH < 4,5 rất nghèo canxi, magie và các chất vi lượng. Đất nghèo dinh dưỡng, bón phân lại không cân đối làm cho cây đậu tương sinh trưởng phát triển thân lá mạnh, ra hoa kết quả thấp, đặc biệt nhiễm các loại sâu bệnh kéo theo sử dụng quá mức thuốc trừ sâu làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Cách bón phân cho cây đậu tương
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên trong những năm qua, Cty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển cho ra đời nhiều sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây đậu tương hoàn toàn khác biệt với các loại phân bón thông thường khác.
Trong đó, phân đa yếu tố NPK, ngoài 3 chất dinh dưỡng chính N, P, K còn chứa lượng vôi, magie, silic, lưu huỳnh và 6 chất vi lượng xác định là kẽm, bo, magan, sắt, đồng, coban. Cụ thể, phân bón đa yếu tố NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng 5%N; 10% P2O5; 3% K2O; 15% CaO; 9% MgO; 15% S, 2% SO2 và 6 chất vi lượng xác định, tổng hàm lượng dinh dưỡng 58%.
Dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK 4.12.7 có thành phần dinh dưỡng 4%N, 12% P2O5; 7% K2O; 16% CaO; 8% MgO; 15% SiO2, 2% S và 6 chất vi lượng xác định, tổng dinh dưỡng 66%.
Đối với đậu tương trồng trên đất màu hoặc đất thung lũng miền núi khi làm đất cần bón từ 40 - 50kg vôi bột trên 1 sào để điều chỉnh pH khử chua đất, sau khi lên luống đánh rạch, tiến hành rải phân hữu cơ hoai từ 200 - 300 kg/sào cộng thêm 20 - 25kg đa yếu tố NPK 4.12.7 hoặc đa yếu tố NPK 5.10.3 vào rạch luống, sau đó vùi lớp đất mỏng kín phân rồi tra hạt giống.
Đối với đậu tương trồng trên đất hai lúa có nhiều phương pháp trồng như gieo vãi, tra hạt, tra gốc dạ... với những phương thức này thì sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:
Bón thúc lần 1 khi đậu tương có một lá thật, bón 10 - 12kg phân đa yếu tố NPK 4.12.7 vào giữa hai hàng đậu, bón xa gốc nếu đất quá khô thì cần tưới ẩm.
Khi đậu tương có 3 - 4 lá thật, tiến hành bón thúc đợt 2, lượng bón từ 8 - 10 kg phân đa yếu tố NPK 4.12.7, rắc trực tiếp phân trên mặt đất xa gốc cây.
Khi đậu tương có 5 - 6 lá, bón thúc đợt 3 lượng bón từ 7 - 10kg/sào đa yếu tố NPK 5.10.3 hoặc dùng đa yếu tố NPK 4.12.7. Chú ý, bón phân vào buổi chiều tạnh ráo.
Do nguyên liệu để sản xuất phân đa yếu tố NPK Văn Điển là lân nung chảy Văn Điển nên đây là sản phẩm phân tan chậm (không tan trong nước, tan trong dịch do rễ cây tiết ra), giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần ở cây họ đậu phát triển.
Related news
Công nhận chính thức giống đậu tương DT2008 do PGS.TS Mai Quang Vinh và tập thể các tác giả Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo.
Cây đậu tương là một trong những cây trồng có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, thậm chí là không làm đất để thâm canh
Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác.