Trồng đậu tương đông và đông xuân trên đất lúa
Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được đánh giá tốt cho cây đậu tương.
1. Yêu cầu về đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây:
Do đặc điểm của đất trồng đậu là các vùng đất cao (đất thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ), nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH đất này thường từ 3 - 4,5. Trong khi đó cây đậu lại cần độ pH từ 6,0 - 7,0 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.
Vào vụ đông, đông xuân, để cây đậu tương có năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng sâu bệnh, cần có tới 16 nguyên tố thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển, trong đó có 4 nguyên tố carbon (C), hydro (H), oxy (O) và nitơ (N) là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dưới dạng CO2, H20, O2, N2 tự do trong không khí và đất.
Phân đạm: Đặc biệt có tác dụng trong 20 ngày đầu sau gieo, khi cây chưa tự túc được đạm và giai đoạn cuối khi làm hạt. Cần bón bổ sung 110kg đạm ure/ha (4kg/sào Bắc Bộ) vào vụ lạnh, bón lót 1/3, bón thúc 2/3 vào lúc 5-6 lá, kết hợp vun gốc.
Phân lân: Tập trung lân cho bón lót, lượng bón 300 - 460 kg lân nung chảy, đất chua nên dùng 100% phân lân nung chảy Văn Điển (1kg loại phân này có tác dụng khử chua tương đương 0,5 kg vôi bột).
Phân kali: Bón 120 - 150kg kali clorua/ha; bón lót 1/3, số còn lại bón thúc vào lúc vun đợt 2.
Các trung vi lượng cần thiết: Cây đậu tương rất cần các trung lượng như MgO, CaO, SiO2, Co, Bo, Mo, Cu, Zn...
2. Phân bón Văn Điển thích hợp dùng cho đậu tương: Nhằm đơn giản đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, nắm bắt được nhu cầu thiết yếu của cây, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây đậu. Đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8 - 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây đậu lạc. Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác.
Thành phần phân bón: Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng khác bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.
Nguyên liệu lân để sản xuất phân NPK Văn Điển là lân nung chảy Văn Điển, đây là phân tan chậm, giảm thiểu rửa trôi, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.
Phân được sản xuất chuyên cho đậu có công thức NPK 4.12.7, hoặc sử dụng phân ĐYT NPK 5.10.3 dạng viên với tổng dinh dưỡng trên 58%.
3. Kỹ thuật sử dụng phân bón:
+ Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.
Lượng bón: Dùng 20kg/sào Bắc Bộ phân đa yếu tố chuyên dụng đậu NPK 4.12.7 (560 kg/ha).
Bón thúc lần 1: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào Bắc Bộ: Dùng 15kg phân đa yếu tố chuyên dụng NPK 4.12.7 (420kg/ha), rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.
Bón thúc lần 2: Khi đậu có 5 – 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại rải đều trên ruộng.
+ Cách bón cho đất màu có làm đất toàn diện:
- Lượng bón (1ha): Dùng 560kg phân đa yếu tố NPK 4.12.7 Văn Điển hoặc NPK 5.10.3 vê viên. Bắc Bộ có thể bón cho 1 sào lượng từ 15 – 20kg đa yếu tố NPK Văn Điển.
Chú ý: Bà con khi đã dùng quy trình này thì không cần bón thêm loại phân nào khác, năng suất bảo đảm trên 70kg/sào (trên 2 tấn/ha).
Related news
Mới đây, Hội đồng Khoa học Bộ NN-PTNT đã công nhận 4 giống đậu tương mới, trong đó có 2 giống đậu tương ăn hạt và 2 giống đậu tương rau.
Công nhận chính thức giống đậu tương DT2008 do PGS.TS Mai Quang Vinh và tập thể các tác giả Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo.
Cây đậu tương là một trong những cây trồng có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, thậm chí là không làm đất để thâm canh