Phân bón có xu hướng giảm giá

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trong vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo sạ 41.300 ha lúa; sản xuất 3.500 ha bắp, 1.750 ha đậu phụng, 2.000 ha mè... Nhu cầu sử dụng phân bón của cả tỉnh trong vụ này ước khoảng 25.000 tấn các loại, trong đó phân bón urê và NPK chiếm khoảng 60%.
Theo lý giải của các đại lý phân bón, sức tiêu thụ phân bón trong vụ này trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 20-30% so với vụ sản xuất đông xuân, do diện tích gieo sạ vụ hè thu thấp. Với xu hướng này, dự đoán giá nhiều loại phân bón sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, nhất là giá các loại phân đơn như urê, kali, lân...
Ông Trần Ngự Vũ - Giám đốc Cty TNHH Thương mại Kim Vũ Bích, kinh doanh phân bón ở thị xã An Nhơn cho biết: Để cung ứng cho vụ sản xuất này, đơn vị đã chuẩn bị được khoảng 7.000 - 8.000 tấn phân các loại, gồm urê, ka li, DAP, SA, lân, NPK…
Riêng đối với mặt hàng phân urê, thời gian gần đây, do giá phân trên thị trường thế giới giảm kéo theo giá urê trong nước cũng giảm từ 100-150đ/kg. Dự báo giá phân urê sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào và sự cạnh tranh của hàng phân bón nhập khẩu giá rẻ.
Theo Cty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung (PVFCCo Central) tại Bình Định, DN hiện chiếm khoảng 75% thị phần phân đạm trên thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, hiện giá phân urê do đơn vị cung ứng ổn định ở mức 8.000 - 8.200đ/kg. Thời điểm này, PVFCCo Central đã chuẩn bị đủ nguồn hàng có chất lượng để cung ứng cho nông dân các tỉnh khu vực miền Trung...
Related news

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

Số lượng hạt bán ra thị trường chưa nhiều, trong khi thông tin về loại cây mới này đang nóng lên từng ngày khiến giá thu mua mỗi nơi một kiểu.

Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) là trung tâm sản xuất giống thủy sản. Không chỉ cung cấp cho địa bàn trong tỉnh, những năm qua cùng với việc áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cộng với cơ chế khuyến khích của tỉnh, các cơ sở sản xuất giống ở đây phát triển nhanh đã trở thành trung tâm sản xuất giống có uy tín của cả khu vực Bắc miền Trung.

Theo kế hoạch, năm 2015, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đưa vào nuôi tôm trên diện tích hơn 2 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 1.941 ha, diện tích nuôi tôm thẻ là 150 ha. Năm nay, nhiều hộ nuôi tôm đầu tư lớn để cải tạo ao đầm cũng như mua giống tôm của những công ty có uy tín, đảm bảo chất lượng, sạch bệnh về nuôi.