Phải Công Bố Tiêu Chuẩn Chất Lượng Giống Thủy Sản

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.
Thông tư quy định, các cơ sở sinh sản giống thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, phải thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông. Đồng thời, thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình kinh doanh giống thủy sản.
Ngoài ra, cơ sở sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất một nhân viên trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản... Cũng theo Thông tư 26, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đàn giống đảm bảo chất lượng, giống thuần chủng hoặc giống đã công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc có phẩm cấp giống là kết quả của một đề tài nghiên cứu, dự án… đã được công nhận cấp bộ hoặc cấp Nhà nước.
Related news

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.