Perkinsus: Ký Sinh Trùng Gây Chết Nghêu Hàng Loạt
Từ đầu năm tới nay diện tích nuôi nghêu đã thả giống khoảng 266 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực TP. Bạc Liêu (255 ha) và huyện Đông Hải (11 ha) với sản lượng thu hoạch khoảng 70 tấn. Thời gian qua đã từng xảy ra hiện tượng nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, do đó tăng phòng ngừa dịch bệnh là biện pháp cần rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Theo kết quả phân tích mẫu nghêu chết hàng loạt ở Cần Giờ (TP. HCM), Tiền Giang, Bến Tre, các cơ quan nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do nghêu nhiễm ký sinh trùng Perkinsus (chiếm 12 – 98% mẫu thu), gây thiệt hại 80 – 90% diện tích nuôi nghêu. Do Perkinsus là bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan thành dịch nên Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã đưa Perkinsus vào danh mục đối tượng cần kiểm dịch nghiêm ngặt. Mặc dù, cơ quan chuyên môn chưa phân tích bệnh này trên nghêu nuôi tại Bạc Liêu, nhưng thực tế thời gian qua cũng đã từng xảy ra hiện tượng nghêu chết, để chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho vùng nuôi nghêu của Bạc Liêu, tránh xảy ra thiệt hại như các địa phương khác, cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
Tăng cường vệ sinh bãi nghêu, thu gom nghêu chết, nền đáy là nơi chứa đựng mầm bệnh nên tranh thủ thời gian phơi bãi để rải vôi khử trùng.
Nghêu giống cần phải được xử lý bằng cách tắm nước ngọt để loại bỏ dạng bào tử của Perkinsus trước khi thả nuôi.
Giảm mật độ thả giống để hạn chế phát sinh dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật san thưa, đầu tư mở rộng bãi nghêu mới, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho nghêu phát triển tốt.
Thả giống theo hình thức cuốn chiếu để tăng thời gian nghỉ cho các bãi nghêu, góp phần phục hồi nền đáy giúp nghêu phát triển tốt. Thực hiện nuôi khoanh vùng hoặc cắt vụ nhằm hạn chế sự hiện diện của mầm bệnh tồn lưu trong nền đáy.
Hạn chế vận chuyển giống từ các vùng có dịch bệnh nhất là vùng đang có dịch Perkinsus để tránh lây lan mầm bệnh từ ngoài vào địa phương.
Sự xuất hiện của Perkinsus có liên quan đến độ mặn và nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý mùa vụ thả nuôi thích hợp. Vào mùa khô, thiếu dinh dưỡng bị thiết hụt cũng là nguyên nhân làm cho nghêu suy yếu dễ nhiễm bệnh.
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh cần báo ngay với cơ quan chức năng để có hướng xử lý và khuyến cáo kịp thời.
Related news
Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Thực hiện Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 30-7-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015. Thời gian qua, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình sâu bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn các huyện, thành, thị từ ngày 30/7 - 7/8, làm việc cả thứ 7, chủ nhật.
Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua.
Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.
Giống cây trồng biến đổi gien trở thành vấn đề nhạy cảm, dù ở các nước hay Việt Nam cũng có hai loại ý kiến khác nhau. Bên ủng hộ xem đây là tiến bộ khoa học giúp gia tăng sản lượng cây trồng mà phương pháp truyền thống không đáp ứng được.