Ông Thành Giỏi Nuôi Cá Lồng

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Những ngày đầu năm nay, chúng tôi tìm về thăm mô hình chăn nuôi cá lồng của ông Nguyễn Thế Thành ở thôn Quảng Tân, xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương). Đang cho cá ăn, ông Thành hồ hởi bảo: “Thời điểm cuối năm người nuôi cá bận rộn nhất, quyết định thắng, thua cho cả năm”.
Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.
Đúng vào thời điểm đó, trong xã có một số hộ nuôi cá lồng trên sông giàu lên nhanh chóng. Ông Thành đã tìm đến tham quan và thấy đây là một mô hình mới, cho hiệu quả rất cao. Ông về bàn với vợ, đi vay vốn ngân hàng mua 3 lồng cá lăng nuôi ké vào trại của người bạn hàng xóm. Cuối vụ đó, ông thu được gần 300 triệu đồng.
Thời gian nuôi nhờ cá với trại của bạn, ông đã học được và nắm rất chắc kỹ thuật nuôi cá lồng. Năm 2010, thấy lượng vốn trong tay đã đủ, ông xây dựng trại nuôi cá riêng. Vụ đầu, ông nuôi 10 lồng cá lăng và cá diêu hồng, thu được gần 20 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí, ông thu về gần 1 tỷ đồng.
Năm 2013, với diện tích 4ha mặt nước, ông nuôi 35 lồng cá lăng, diêu hồng và 5 lồng cá chép giòn. “Dự kiến, 40 lồng cá của tôi sẽ cho khoảng 80 tấn cá thương phẩm, năm nay tôi thu về không dưới 10 tỷ đồng” - ông Thành khoe.
Trại nuôi cá của ông còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương với lương lên đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ được ông hướng dẫn nuôi cá đã thoát nghèo, có thu nhập bền vững như hộ anh Mai Quang Chất, ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Quảng Tân…
Bà con có nhu cầu tư vấn kỹ thuật nuôi cá, liên hệ với ông Nguyễn Thế Thành qua số điện thoại: 0977.664.295.
Related news

Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.