Ong Mật Không Gây Hại Cho Lúa!

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định “ong mật chỉ có lợi chứ không gây hại, không làm giảm năng suất lúa” như một số người lo ngại.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Hồ Văn Chiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam - cho biết đã tổ chức thí nghiệm tại các ruộng lúa đang trổ bông ở Tiền Giang với ba mô hình là “ruộng che chắn bằng lưới vải màng nilông”, “ruộng để bình thường và hoàn toàn không phun thuốc” và “ruộng phun ba lần thuốc Imidacloprid hoặc Dragon để tiêu diệt ong”. Kết quả cho thấy ruộng lúa để ong đeo bám hút mật có năng suất cao nhất.
Ngoài ra, trung tâm này cũng phối hợp với Trường ĐH Tiền Giang cùng với chi cục bảo vệ thực vật bảy tỉnh thành vùng ĐBSCL (có công bố dịch chổi rồng trên nhãn) thực hiện cuộc khảo sát trên 117 vườn nhãn ở giai đoạn ra hoa và có bệnh chổi rồng. Phân tích trong phòng thí nghiệm 5.805 con ong mật chỉ tìm được... một con nhện lông nhung.
Theo ông Chiến, những kết quả này cho thấy thông tin cho rằng ong mật là côn trùng môi giới mang nhện lông nhung gây ra sự phát tán bệnh chổi rồng trên nhãn cũng như trên ruộng lúa vào giai đoạn lúa trổ là không có cơ sở.
Related news

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Là huyện có chiều dài bờ biển trên 15km, Kim Sơn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, nhất là nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ phát triển nghề nuôi thủy sản mà đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn mới ngày càng hiện ra rõ nét. Đặc biệt, những năm gần đây Kim Đông đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ để trở thành một trong 2 xã của huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2014.

Màn đêm còn tối mịt. Vậy mà, những cái “chợ ma” vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tiếng máy nổ xình xịch, tiếng kỳ kèo trả giá giữa những bạn hàng xa và “ngư phủ” trong đêm trở nên ấm áp. Tám Tăng (62 tuổi) lái chiếc ghe đục chạy từ hướng Tri Tôn qua Vĩnh Hanh (Châu Thành, An Giang) nhá chiếc đèn pha lia lịa về cái “chợ ma” để báo hiệu ghe cá sắp cặp bến.