Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu
Ông Đại sinh năm 1965. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng ông chỉ có 6 sào ruộng. Ông bàn với vợ tìm kế tăng thêm thu nhập bằng cách đi khắp nơi trong huyện mua gom nhãn mang ra Hà Nội bán. Nhãn ở quê quả mọng, nhiều nước nhưng đến thị trường Hà Nội lại bị chê là quả nhỏ. Tại sao lại như vậy, do giống hay do chất đất?
Những suy nghĩ đó khiến ông quyết tâm tìm hiểu và tìm giống nhãn thích hợp với chất đất của Tân Yên đưa về trồng. Ông đến Viện Cây ăn quả trung ương tìm hiểu cách chăm sóc, lai ghép giống. Sau đó ông mua 40 cây nhãn Hương Chi và Khoái Châu tại Viện về trồng trong vườn.
Đến nay, khu vườn 8 sào của gia đình ông Đại đã có hơn 400 cây nhãn cho thu hoạch. Các giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Cây thấp, dễ chăm sóc, sai quả, quả to đều, vỏ dày, cùi giòn ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc để nhãn ra quả đều: “Vào tháng 11 hằng năm khoanh vỏ đối xứng hoặc vặn dây thép gây ức chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, sau đó nới lỏng, như vậy quả nhãn sẽ to và dễ chăm sóc. Nhãn cũng như các giống cây khác cần phun thuốc đúng thời kỳ như: Thuốc kích thích ra hoa, đậu quả và các thuốc phòng sâu bệnh”.
Nhìn vườn nhãn của ông đủ biết từng cây được chăm sóc cẩn thận như thế nào. Mỗi năm, vườn nhãn của ông cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng.
Related news
Mướp đắng (khổ qua) trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa. Nếu áp dụng màng phủ nông nghiệp sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.
Tháng 3/2012, Phòng Kinh tế thị xã đã triển khai thí điểm mô hình cá rô phi đơn tính trên diện tích 1 ha tại 3 bản Thành Công, Phan Lìn và Séo Sin Chải của xã San Thàng. 10 hộ gia đình tham gia chương trình, Doanh nghiệp tư nhân Đức Thắng cung cấp giống.
Ngày 21/4, thông qua Báo NNVN, thương gia Nguyễn Thị Liễu ( trú tại xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)- người nỗi tiếng vừa có đám cưới cho con trai ở phố núi Hương Sơn đã có chuyến hoạt động từ thiện tại tỉnh Quảng Trị.
Mùa này, tại Thừa Thiên-Huế sen đang vào vụ, nên sản phẩm từ sen được bán ở nhiều nơi như ở hồ Tịnh Tâm, đường Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, chợ Đông Ba, An Cựu...
Ông Lê Hồng Nguyên ở ấp Bình Tốt A, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long (Bạc Liêu) xây 1.500 m2 hồ nuôi rắn ri voi, tường cao 1,2 m, rộng 5 m, dài 10 m, ngăn ra mỗi ô 20 m2, xử lý thật kỹ cho hết mùi xi măng.