Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản

Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sinh Sản
Publish date: Friday. April 13th, 2012

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Trung tâm) tỉnh đã thực hiện chương trình “Chăn nuôi heo nái sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường” tại huyện Mỏ Cày Nam, với sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm quốc gia.

Tuy nhiên, chị Huỳnh Thị Túy, ở ấp Thới Hòa, xã Thành Thới A (Mỏ Cày Nam) cùng không ít hộ nuôi khác không khỏi băn khoăn, lo lắng khi mô hình triển khai. Vì ngay thời điểm đó, ở nhiều địa phương khác, đang xảy ra dịch bệnh tai xanh trên heo. Mọi người sợ dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến địa phương mình nên khi được đề nghị tham gia chương trình họ đều rất đắn đo. Chị Huỳnh Thị Mười ở ấp Thới Hòa, chị Đoàn Thị Thuyết ở ấp Tân Phong còn có thêm nỗi lo về việc nhập heo giống ở trại khác về trại của mình sẽ làm lây nhiễm mầm bệnh, gây hậu quả lớn. Ngay cả anh Ngô Văn Tâm, ở ấp Tân Phong, mặc dù là thú y viên của địa phương nhưng khi tham gia chương trình cũng không khỏi lo lắng. Theo anh Tâm, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh, huyện lân cận đang diễn biến mạnh. Đây là điều mà các anh chị làm công tác khuyến nông rất trăn trở, vì nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến việc tiến độ triển khai và kết quả của chương trình.

Hiểu được tâm trạng của người chăn nuôi cùng với quyết tâm của mình, các cán bộ của Trung tâm tỉnh, huyện đã phối hợp với khuyến nông viên và chính quyền địa phương triển khai cho các hộ tham gia một cách cặn kẽ về những yêu cầu của mô hình, các tiêu chuẩn về chọn lựa con giống, qui trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh trong trang trại. Từ đó, các hộ đã yên tâm tham gia chương trình.

Được thực hiện từ tháng 6-2010 đến tháng 8-2011, chương trình đã hỗ trợ 68 heo cái giống hậu bị, với định mức hỗ trợ 1,623 triệu đồng/con, chi phí còn lại do 15 hộ tham gia đóng góp thêm. Ngoài ra, chương trình còn tổ chức các lớp tập huấn, tham quan các mô hình đạt hiệu quả, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm… Do chọn lựa heo nái hậu bị từ trang trại chăn nuôi heo nái sinh sản có chất lượng nên số heo nái của các hộ chăn nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh; đồng thời có tỉ lệ phối giống và đậu thai cao. Heo nái đẻ bình quân đạt từ 10 đến 12 con/lứa, trọng lượng sơ sinh bình quân đạt 1,3 kg/con và số heo con sau cai sữa trên 10 con/lứa/nái đạt chỉ tiêu, yêu cầu mô hình. Kết quả này cho thấy chương trình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Hiện nay, việc chăn nuôi đang gặp nhiều thách thức như: dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá cả thiếu ổn định, nông dân chưa có giải pháp tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh, nâng cao năng suất, hạ giá thành. Chính vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp mới như chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là cần thiết. Qua đó, phổ biến, nhân rộng những mô hình có tác động cải thiện và điều chỉnh theo hướng an toàn, bền vững, đạt hiệu quả. Mặt khác, vấn đề thú y và vệ sinh dịch tễ hiện nay rất khó kiểm soát, dễ xảy ra những loại dịch bệnh gây thiệt hại về kinh tế, tăng chi phí thuốc thú y điều trị, nhất là tăng hàm lượng kháng sinh tồn đọng trong cơ thể gia súc. Ngoài ra, hệ thống giết mổ, chế biến và tiêu thụ chưa tốt, còn ở dạng cá thể, chưa mang tính tập trung… Những yếu tố trên làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm thịt và khả năng phát triển chăn nuôi một cách ổn định và bền vững.

Để định hướng cho người dân chăn nuôi heo phát triển theo hướng công nghiệp, chất lượng, an toàn dịch bệnh và bền vững, cần phải nhân rộng mô hình như trên. Khi mô hình chăn nuôi được nhân rộng, chắc chắn sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, mang tính ổn định cho người sản xuất và có sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.


Related news

Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Cho Năng Suất Cao Mô Hình Trồng Cây Khoai Tây Vụ Đông Cho Năng Suất Cao

Kết quả bước đầu cho thấy giống khoai tây Dimant phát triển khá, ít sâu bệnh, có năng suất cao, màu sắc củ vàng, đẹp, chất lượng thơm ngon. Qua hơn 3 tháng thực hiện, đến nay mô hình trồng khoai tây vụ đông ở thôn Tân Thủy, xã Tân Phúc đang cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt từ 150 đến 170 tạ/ha. Với giá bán bình quân hiện nay từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, nông dân thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/sào, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và ngô.

Thursday. February 12th, 2015
Khi Doanh Nghiệp Đồng Hành Với Nông Dân Khi Doanh Nghiệp Đồng Hành Với Nông Dân

Vẫn là những người nông dân ấy, vẫn là những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nhưng, bàn tay “bà đỡ” đang giúp những người nông dân được tiếp cận với phương thức sản xuất hiện đại, có ứng dụng khoa học - kỹ thuật, được trở thành một nhân tố trong chuỗi liên kết sản xuất, để rồi đây, họ có cơ hội vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Thursday. February 12th, 2015
Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết

Táo ở Bàng La được nhiều người dân đất cảng ưa thích bởi có vị ngọt thanh, giòn, thơm, mọng nước mà hiếm loại táo ở nơi khác có được. Về mảnh đất ven biển dịp này là những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo đầy quả đang chuyển màu vàng nhạt chờ tay người hái.

Thursday. February 12th, 2015
Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết

Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.

Thursday. February 12th, 2015
Lên Đời Nhờ Cam Bù Lên Đời Nhờ Cam Bù

Cây cam Bù thích hợp với vùng đất đỏ đồi núi, khí hậu nóng ẩm, trồng chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Thọ, Sơn Phúc, Sơn Thuỷ, Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Lĩnh. Cam Bù trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài 7-10 năm. Mỗi gốc cam trưởng thành sẽ cho thu hoạch từ 30-40kg, trọng lượng mỗi quả 250g-350g, đặc biệt có những cây lên tới 120-150kg.

Thursday. February 12th, 2015