Ông Chủ Trang Trại Nhà Ống Giữa Thủ Đô Và Tuyệt Chiêu Tránh Ô Nhiễm

“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.
Thật bất ngờ khi hơn chục năm nay, với mô hình VAC ngay giữa lòng thủ đô ấy, gia đình ông Nguyễn Mạnh Tiến (Khâm Thiên, Hà Nội) chưa từng nghe tiếng phàn nàn của bà con hàng xóm.
“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.
Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Tiến hào hứng nói: “Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nông nghiệp, chính vì vậy việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả thủy sản, trồng hoa màu không phải là điều xa lạ đối với tôi. Nhưng đến thời con tôi, có lẽ chúng không thể bằng tôi được. Có lẽ tôi chính là "gene" cuối cùng trong gia đình biết tăng gia sản xuất từ nghề nông”.
Cũng chính vì lẽ đó mà hơn ai hết, ông Tiến hiểu và ý thức rõ được việc nuôi trồng như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chia sẻ về bí quyết có đươc mô hình chăn nuôi thân thiện này, ông Tiến tiết lộ: Ngay từ khâu chọn giống, ông đã phải hết sức chú trọng.
Chọn những giống lợn không có thói quen... kêu nhiều, gà... ít tiếng gáy và những động vật có thể phát triển tốt trong môi trường chăn nuôi khô là bí quyết đầu tiên trong việc "nuôi sạch - trồng xanh", không gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh của ông nông dân đô thị này.
Để không gây tiếng ồn cho xung quanh xóm giềng, gia đình ông lựa chọn giống lợn Lửng. Được biết, đây là loại lợn không kêu khi đói, đồng thời cũng không cần tắm nhiều nhưng vẫn không bị bốc mùi hôi nồng nặc như giống lợn thông thường.
“Nếu là lợn ta thì hay phải tắm lắm. Còn giống lợn tôi nuôi thì tuy hạn chế tắm rửa, nhưng chuồng trại lúc nào cũng thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ” - bà Vinh, vợ ông chia sẻ.
Không chỉ luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, đủ ấm vào mùa đông mà ông còn chia sẻ về bí quyết chọn thức ăn cho lợn. Mỗi sáng sớm, gia đình ông lại đun cám lợn với những thực phẩm sạch như ngô, rau,.., việc cho lợn ăn hết sức đơn giản.
Nhờ vậy, chỉ hôm nào thật nóng thì mới có mùi từ cống bốc lên, còn với chất thải của lợn, gia đình ông đóng trong thùng kín, để trên tầng cao nhất của nhà và ủ lại trong 6 tháng rồi mới sử dụng để bón rau.
Nuôi hơn 150 con gà, loài vật gây mùi nhất, ông Tiến cũng tỉ mỉ chia sẻ, việc chọn giống cũng vô cùng quan trọng. Giống gà mà gia đình ông lựa chọn là gà Sơn Tây. Đây là loài gà thích ứng được với thời tiết lạnh, không gáy nhiều và thích hợp với kiểu chăn nuôi khô. Vì vậy rất thuận lợi cho việc vệ sinh, giữ gìn chuồng trại khô sạch.
“Gia đình tôi là cao nhất trong khu nên tôi đưa chuồng trại lên cao hơn như vậy khí mùi hôi sẽ bay lên trên và cũng giảm thiểu mùi ở dưới mặt đất.”
"Thực đơn" cho gà gồm: tép moi cùng cám gạo, ngô, thóc , rau. Tất cả được ông đồ chín rồi mới cho gà ăn. Gà chỉ ăn đồ khô, chín nên phân thải ra cũng khô và không có mùi.
Bên cạnh đó, ông Tiến còn thường xuyên vệ sinh chuồng trại bằng cách dùng vôi, tro và các phụ gia hóa chất để làm sạch đất theo tỷ lệ chuẩn.
Hàng tuần, ông cùng cậu con trai phun thuốc xử lý toàn bộ chuồng trại và vẩy vôi bột, khoảng 2-3 tháng lại quét dọn đất và 1-2 năm tráo đất cho lên trên thượng để trồng rau. Còn đất trồng rau khi đã hết chất dinh dưỡng lại được “lộn xuống” tầng dưới để lót chuồng nuôi gà.
Trong chăn nuôi, bên cạnh khâu chọn giống, khâu thứ ăn thì phải biết phòng dịch bệnh. Với gia đình có truyền thống làm nông nên ông Tiến nắm rất vững từng cách phòng bệnh, sử dụng thuốc cho gia cầm, gia súc, thủy sản, hoa màu khi bị bệnh. Không chỉ ở gia đình nhà mình mà khi gia cầm, hoa màu của các gia đình xung quanh khác gặp khó khăn trong chăn nuôi, ông luôn sẵn sàng đến giúp và chia sẻ kinh nghiệm.
Với nuôi thả cá, ông Tiến chia sẻ bí quyết để mỗi vụ thu hoạch được khoảng một tấn cá mà vẫn bảo vệ tốt môi trường xung quanh. Về nguồn thức ăn, ông phải lấy ruột cá từ hai nhà bán cá, một nước biển một nước ngọt. Tận dụng ruột cá thừa cho ăn chứ không cho các loại thức ăn tăng trọng khác.
Do nước máy có sát trùng nên nguồn nước gia đình ông sử dụng để thả cá chủ yếu là nước giếng. Cứ 2,3 ngày ông lại tháo nước, vệ sinh các bể cá. Với ông Tiến và gia đình, việc nuôi cá chỉ để cung cấp thực phẩm cho gia đình, đồng thời là một thú vui tao nhã mỗi khi bạn bè đến nhà chơi, xem và sau đó cùng thưởng thức thịt cá tươi ngon.
"Nuôi sạch - trồng xanh" trên tầng cao cùng hệ thống xử lý chất thải khoa học chính là bí quyết để khu VAC “ độc nhất vô nhị” của gia đình ông Tiến tồn tại hàng chục năm nay ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Với 4 thành viên trong gia đình thì một ngôi nhà 5 tầng ngay giữa thủ đô là quá rộng. Chính vì vậy, gia đình ông Tiến quyết định cho thuê 3 phòng để lấy thêm thu nhập và tránh lãng phí.
Điều đặc biệt là chăn nuôi 4 con lợn, hơn 150 con gà, ngan và trồng rau, thả cá các loại ngay trên tầng 5,6,7 ( hai tầng 6, 7 do chủ nhà sáng tạo làm ra bằng gỗ và những tấm fibro xi măng để chăn nuôi) mà vẫn có người đồng ý đến thuê để ở tại tầng 3, 4 trong nhà ông!
Nguồn bài viết: http://danviet.vn/chan-dung-nha-nong/ong-chu-trang-trai-nha-ong-giua-thu-do-va-tuyet-chieu-tranh-o-nhiem-502145.html
Related news

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Sơn đã phối hợp với UBND xã Bình Phú, triển khai mô hình nuôi thỏ New Zealand tại hộ anh Phạm Tấn Cung ở thôn An Thạch 1, xã Bình Phú, huyện Bình Sơn. Đây là mô hình nuôi thỏ New Zealand thành công đầu tiên tại địa phương này, mở ra triển vọng trong công tác phát triển giống, con vật nuôi mới; tạo ra nghề chăn nuôi mới cho nông dân địa phương.

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.