Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm

Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm
Publish date: Monday. August 25th, 2014

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

Sản xuất theo hợp đồng

Qua 9 năm hoạt động, HTX Nông nghiệp An Phú đã vượt qua nhiều thử thách, tạo dựng uy tín của mình để gắn kết sản xuất theo hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau.

Điều này thể hiện rõ nét ngay từ đầu năm kế hoạch 2014 khi HTX ưu tiên nguồn vốn hơn 1,3 tỷ đồng nâng cấp vườn ươm 4.000m² tại thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An. Đi vào hoạt động, vườn ươm đã nhanh chóng hòa nhập môi trường cạnh tranh tích cực với hệ thống vườn ươm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác trong huyện Đức Trọng.

Mỗi tháng, bên cạnh hàng trăm ngàn cây giống chất lượng cao (chiếm khoảng 60%) xuất bán trực tiếp cho người sản xuất ở trong và ngoài huyện Đức Trọng, vườn ươm của HTX đã “tự sản tự tiêu” chiếm khoảng 40% tỷ lệ cây giống rau “thành phẩm” của mình. “Tất cả các giống rau của HTX sản xuất, đưa ra trồng ngoài đồng là do sự lựa chọn của đối tác hợp đồng bao tiêu sản phẩm…” - Giám đốc HTX, ông Lê Văn Ba nói.

Thực tế, từ tháng 2/2014 đến nay, HTX đã “tiếp đón” một đối tác từ Đài Loan đến vườn ươm chọn 2 giống rau để hợp tác sản xuất là bắp cải và cải thảo. Kết quả, sau 2 tháng chăm sóc và thu hoạch trên diện tích 4ha, HTX đã xuất khẩu sang Đài Loan khoảng 30 tấn rau bắp cải, cải thảo; dự kiến từ tháng 10/2014 trở đi, sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên 50 tấn/tháng.

Hợp đồng này có hiệu lực đến hết năm 2016, trong đó giữa thành viên và HTX đã thống nhất những điều khoản thỏa thuận gồm: Bên HTX cung ứng giống rau, kỹ thuật sản xuất, vật tư phân bón và thu 5% trên tổng số lợi nhuận; bên thành viên HTX có đất sản xuất, công lao động và được hưởng 95% lợi nhuận - sau khi đã thanh toán đủ nguồn vốn đầu tư ứng trước ban đầu từ HTX.

Hợp đồng với phía đối tác trong tỉnh, HTX vừa triển khai xuống giống 2ha trồng cà chua giống mới và 2ha trồng xà lách Mỹ tại địa bàn xã N’Thol Hạ, Đức Trọng. “Giám đốc Ba” cho biết, cà chua trồng ở đây là giống mới, cũng được sản xuất tại vườn ươm của HTX.

Qua trồng thử nghiệm trên nhiều thửa vườn nhà kính, nhà lưới thuộc vùng nông nghiệp Đức Trọng, cà chua đã đạt năng suất lên đến 120 tấn/lứa/4 tháng. Có quả cà chua cân nặng từ 100 - 180gam. Cà chua mỗi năm sản xuất 2 lứa, thời gian còn lại trong năm, HTX trồng luân canh các loại rau ngắn ngày để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.

Nhờ hợp đồng ấn định trước giá bao tiêu cả năm, nên HTX đã “cầm chắc” khoản lãi trồng cà chua khoảng 600 triệu đồng/ha/năm. Tương tự, bằng việc bao tiêu xà lách Mỹ luân canh với các loại rau xà lách mỡ, bó xôi, HTX đã hạch toán đủ khoản lời 600 triệu đồng/ha/năm trước khi chính thức đặt bút ký hợp đồng sản xuất với đối tác.  

Chế biến rau trên đồng

Hiện nay, HTX Nông nghiệp An Phú có 20 thành viên với trên 20ha đất trồng rau các loại, phần lớn đều sản xuất theo hợp đồng, từng bước ổn định khoản lời 600 triệu đồng/ha.

Trong quá trình sản xuất, HTX có “định biên” một chuyên gia nông nghiệp (học vị thạc sĩ) chịu trách nhiệm tổ chức, đào tạo và hướng dẫn trực tiếp cho từng hộ thành viên về kỹ thuật, công nghệ khép kín từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc đến khâu thu hoạch, sơ chế.

Đặc biệt, HTX đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất mẫu theo hướng công nghệ cao, thực hành đối chứng, hội thảo đầu bờ rồi từng bước nhân rộng từ đồng rau của HTX ra đến các đồng rau lân cận.

Được biết, HTX vừa thông qua Dự án xây dựng nhà máy chế biến rau, quả, tọa lạc trên 1ha tại thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, Đức Trọng. Với nguồn vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, nhà máy đi vào hoạt động đạt công suất sơ chế 100 tấn rau/tháng.

Dây chuyền sơ chế rau gồm cắt gọt, làm lạnh, hút chân không đóng gói… để vận chuyển đi tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước.

Nếu mọi thủ tục được hoàn tất, dự kiến nhà máy chính thức vận hành trong năm 2015. Lúc đó, năng lực HTX có thể liên kết mới với khoảng 200 hộ gia đình ngoài thành viên HTX để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất theo hợp đồng.


Related news

Năm 2013, Sẽ Sản Xuất 1 Triệu Con Lươn Đồng Giống Ở An Giang Năm 2013, Sẽ Sản Xuất 1 Triệu Con Lươn Đồng Giống Ở An Giang

Năm 2013 Trung tâm Giống thủy sản An Giang có khả năng sản xuất đạt 1 triệu con lươn đồng giống. Hiện nay, diện tích bể nông dân sản xuất giống lươn đồng tăng dần theo từng năm: Nếu như năm 2011 chỉ có 240m2, năm 2012 tăng 1.000 m2 và năm 2013 ước khoảng 2.000 - 2.500m2. Năng suất sản xuất ổn định với 450 - 500 con lươn giống/m2.

Thursday. April 18th, 2013
Ứng Phó Với Hạn Ứng Phó Với Hạn

Nông dân trên địa bàn huyện Núi Thành, Đại Lộc phập phồng nỗi lo mất mùa vì hàng loạt diện tích lúa và hoa màu bị khô hạn nặng do nhiều hồ chứa cạn kiệt nước... Để chống hạn cho cây lúa đang thời kỳ đứng cái, làm đòng, các địa phương đang xoay xở nhiều phương án ứng phó.

Saturday. August 17th, 2013
Tình Hình Dịch Bệnh Và Kiểm Soát Dịch Bênh Trên Tôm Nước Lợ Tình Hình Dịch Bệnh Và Kiểm Soát Dịch Bênh Trên Tôm Nước Lợ

Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ.

Saturday. July 13th, 2013
Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.

Thursday. March 7th, 2013
Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi và lãnh đạo các sở, ngành đã có đợt khảo sát thực tế vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ở đây đều gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh và tình hình dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

Friday. March 8th, 2013