Ổi Đài Loan ở Hoành Bồ (Quảng Ninh)

Người đi đầu trong việc đưa giống ổi năng suất cao này về trồng là ông Đinh Mạnh Đới, ở xã Dân Chủ. Và từ đó, người dân địa phương vẫn quen gọi giống ổi lê Đài Loan là “ổi ông Đới”. Chuyện là vào năm 2010, ông Đới nghe nói có giống ổi Đài Loan năng suất thì cao mà chất lượng quả lại tốt nên lặn lội lên Viện Nghiên cứu giống cây trồng Trung ương mua 200 cây để trồng thử nghiệm. Cứ nghĩ lạ đất lạ nước, không ngờ, cây phát triển rất nhanh, dễ thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hoành Bồ.
Thế là không những ông nhân rộng quy mô trồng giống cây này vào mùa sau mà còn hỗ trợ nhiều hộ dân khác kỹ thuật và cây giống để cùng trồng ổi với mình. Những gia đình trồng nhiều nhất, ngoài nhà ông Đinh Mạnh Đới, còn có nhà anh Đinh Văn Lượng, chị Đinh Thuý Lương... Trao đổi với chúng tôi, chị Đinh Thuý Lương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dân Chủ, cho biết: Hiện nay, ở xã Dân Chủ có hơn 20 hộ trồng ổi Đài Loan với tổng diện tích trên 4ha. Riêng nhà chị Lương cũng trồng hơn 100 gốc ổi. Hầu hết các vườn ổi đều phát triển tốt cho thu hoạch quả đều.
Bình quân mỗi cây ổi loại nhỡ, với 3 đợt quả, gia đình thu hoạch được từ 35 - 45kg quả trong một năm. Do đây là giống ổi lai lê nên quả có mùi thơm đặc trưng, ruột đặc và mềm như quả lê, có độ ngọt cao thậm chí đến phần hạt, lõi bên trong cũng ngọt và mềm. Vì thế giống ổi này rất được thị trường ưa chuộng, khỏi cần lo “đầu ra” vì thương lái đến tận vườn đặt mua khi ổi còn chưa chín. Chị Lê Thị Hiền, nhân viên của Trung tâm Giới thiệu và bán sản phẩm nông sản OCOP huyện Hoành Bồ, cho biết: Ổi Đài Loan ở đây bán với giá khoảng từ 25.000 - 30.000 đồng một cân, cao hơn nhiều so với loại ổi thường nhưng vẫn bán rất chạy. Đặc biệt, tại gian hàng hội chợ OCOP ở Hạ Long mấy tháng trước, khách hàng phải xếp hàng vào mua, nhiều người phải đặt trước vì hàng mang ra không đủ cung ứng.
Nhận thấy hiệu quả mà cây ổi mang lại, từ năm 2012, huyện Hoành Bồ đã chỉ đạo nhân rộng mô hình trồng ổi Đài Loan. Với chủ trương này, các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón và được yêu cầu trồng đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Để nhanh chóng thu hoạch ổi, nông dân được cán bộ kỹ thuật khuyến khích nhân giống bằng phương pháp chiết cành thay vì gieo hạt. Thêm nữa, ổi lê Đài Loan là giống cây trồng lai tạo từ giống nhập ngoại; vì thế để “nội địa hoá” sao cho phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của địa phương hơn, lại cho năng suất và chất lượng cao hơn thì cần phải thực hiện kỹ thuật ghép cành, ghép mắt giống cây trên thân cây ổi bản địa.
Ưu thế của phương pháp này là không làm suy thoái nguồn gen của cây ổi Đài Loan, vẫn đảm bảo chất lượng quả ổi to, giòn và ngọt, ngoài ra còn tận dụng được sự phát triển nhanh khoẻ của cây ổi bản địa đã có sẵn. Nói cách khác, nhân giống bằng cách ghép mắt ghép cành giống ổi lê Đài Loan là hướng đi sáng tạo, giúp người nông dân Hoành Bồ đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, tạo ra một sản phẩm OCOP đặc trưng, góp phần vươn lên làm giàu bền vững.
Related news

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.