Ồ Ạt Bán Heo Sang Trung Quốc
Thương lái Trung Quốc đang gom mua heo hơi tại Việt Nam và hẹn sẽ quay lại mua nếu người nuôi tiếp tục có nguồn hàng.
Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.
Chị Nhật tiết lộ các thương lái đó đều là người trong nước thu gom heo để chuyển cho đầu mối bên Trung Quốc phục vụ nhu cầu Tết sắp tới. Giới buôn heo cũng cho biết hiện một lượng lớn heo đã được chuyển từ các tỉnh Quảng Ngãi, Đồng Nai lên vùng biên giới phía Bắc và xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Cán bộ trạm kiểm dịch Hữu Lũng (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) kiểm tra và phun thuốc khử trùng các xe chở heo sang Trung Quốc Ảnh: HÀ PHƯƠNG
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 24-11 cho biết đã nắm được hiện tượng đầu mối Trung Quốc thu gom heo trọng lượng lớn từ Nam ra Bắc để đưa về nước trong khoảng 2 tuần nay.
Nguyên nhân được ông Trọng chỉ ra là do yếu tố cung - cầu và tình trạng khó khăn về giá trong nước. “Hiện Việt Nam có nguồn cung lớn, đang bán với mức giá thấp nên phía Trung Quốc chỉ cần thu gom với giá cao hơn một chút là người chăn nuôi đã rất mừng” - ông Trọng nói. Theo ông Trọng, chi phí chăn nuôi hiện nay là gần 40.000 đồng/kg, nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp thì giá cao hơn nữa. Trong khi đó, giá heo hơi trong nước chỉ khoảng 40.000-43.000 đồng/kg, có nơi chỉ hơn 30.000 đồng/kg. Phía Trung Quốc hiện đang mua với giá từ 46.000-48.000 đồng/kg heo hơi, khu nào heo ngon có thể bán được 50.000 đồng/kg hoặc cao hơn.
“Xuất được giá cao cũng tốt nhưng không nên nuôi ồ ạt vì thị trường Trung Quốc không ổn định, có thể ngừng rất đột ngột. Nếu ồ ạt nuôi heo trọng lượng lớn theo nhu cầu tạm Trung Quốc, đến khi không xuất được thì sẽ rất khó bán trong nước do thị hiếu khác nhau” - ông Trọng lưu ý.
Related news
Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.
Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.
Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.
Đã hơn một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Trung Hải (Gio Linh) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi vụ nuôi vừa mới bắt đầu. Sau vụ nuôi 2012 có hiệu quả thì năm nay dịch bệnh ở tôm lại bùng phát gây thiệt hại đáng kể cho người dân.
Hiện nay, nuôi bò là mô hình có hiệu quả kinh tế khá cao, nên thu hút nhiều người nuôi. Việc chăm sóc bò cũng rất đơn giản, thức ăn chủ yếu thường là các loại cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể cho bò ăn thêm một số thức ăn khác.