Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu

Hà Giang Tạm Dừng Chương Trình Trồng Cây Caosu
Publish date: Monday. June 18th, 2012

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

“Tạm dừng triển khai chương trình trồng cây caosu; tập trung chỉ đạo trồng hết số giống cây caosu chịu lạnh IAN 873 do đã được thí điểm trồng và đang phát triển tốt. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, quy trình chăm sóc và chế độ theo dõi chặt chẽ, có tính nghiên cứu khoa học đối với diện tích trồng thí điểm, làm cơ sở cho việc tổng kết, đánh giá…”

Đó là quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đối với chương trình trồng cây caosu - một loại cây được coi là cây chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Trước đó, đợt rét đậm kéo dài cuối năm 2010, đầu năm 2011 làm chết 1.159 ha caosu của Hà Giang được triển khai trồng từ năm 2009, 2010 và một số diện tích trồng thử nghiệm năm 2008 trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình.

Đây là thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp của Hà Giang nói chung và đối với chương trình trồng cây caosu nói riêng.

Đầu năm 2008, trong chương trình phát triển kinh tế, tỉnh Hà Giang quyết tâm triển khai trồng cây caosu với mong muốn cây caosu sẽ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, mở ra hướng làm giàu cho nông dân nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Tháng 7/2008, Hà Giang tiến hành trồng thử nghiệm bảy giống caosu gồm IAN873, RRIC 121, GT1, RRIM 600, LH88/72, RRIV1 và RRIM 712 với diện tích 9,2 ha tại xã Vô Điếm (huyện Bắc Quang) và xã Trung Thành (huyện Vị Xuyên).

Sau một thời gian trồng, hai vườn caosu thực nghiệm phát triển tốt, không sâu bệnh. Đặc biệt là các giống GT1, RRIM 600 thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Hà Giang.

Từ kết quả trồng thử nghiệm, tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch phát triển 1 vạn ha caosu đến năm 2015.

Qua công tác quy hoạch trên địa bàn 24 xã của ba huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên do Công ty Tư vấn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Caosu Việt Nam, kế hoạch phát triển vùng cây caosu của tỉnh Hà Giang được đặt ra: Năm 2009, trồng 1.000 ha; từ năm 2010, mỗi năm trồng 1.500 ha và đến năm 2015 tỉnh Hà Giang có vùng caosu đại điền với quy mô 1 vạn ha.

Nguồn vốn đầu tư trồng 1 vạn ha caosu được đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các huyện đẩy mạnh công tác trồng cao su.

Trong năm 2009, tại ba huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình mới có gần 600 hộ tham gia góp 1.230 ha đất trồng caosu. Với diện tích đất đó, Công ty Cổ phần Caosu Hà Giang đã khai hoang được 550 ha, trồng được 300/1.000 ha.

Khi chương trình trồng cây caosu đã được đồng thuận của các địa phương và nhân dân, đợt rét đậm rét hại cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đã làm chết gần như toàn bộ số cây caosu mà Hà Giang đã trồng.

Cụ thể, năm 2008 Hà Giang trồng 9,2 ha cây caosu thực nghiệm thì đợt rét đậm rét hại đã chết sạch, chỉ còn gần 1 ha; toàn bộ 1.159 ha caosu được trồng trong hai năm 2009 và 2010 cũng chết gần hết.

Trước thiệt hại của cây cao su trong đợt rét đậm rét hại cuối năm 2009, đầu năm 2010 tại một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc nằm trong quy hoạch phát triển cây caosu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra và đưa ra khuyến nghị: Vùng Đông Bắc chưa chính thức được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch caosu cả nước.

Trước mắt, các địa phương trong vùng (trong đó có Hà Giang) chỉ phát triển trồng caosu ở quy mô thử nghiệm để rút kinh nghiệm và mở rộng khi được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt quy hoạch bổ sung.

Sau khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời qua kiểm tra thực tế diện tích trồng cây caosu thực hiện từ năm 2008 và diện tích trồng caosu tái canh trên địa bàn ba huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng cây caosu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang và ba huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình cần phối hợp tốt trong việc thống nhất triển khai trồng màu trên diện tích khoảng 3.000ha đã bàn giao cho Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang (gồm diện tích đã khai hoang nhưng chưa trồng caosu và diện tích hiện đã trồng); đồng thời có phương án thu mua sản phẩm để đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.

Related news

"Hai Lúa" Dám Nghĩ, Dám Làm

Một "hai lúa" của thời kỳ đổi mới dám vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống để tìm cho mình một chỗ đứng trên chốn thương trường nghiệt ngã và khẳng định tên tuổi cho sản phẩm của mình, đó là ông Nguyễn Văn Mọi ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Hiện sản phẩm của ông thường được người tiêu dùng nhắc đến với thương hiệu Nho sạch "Ba Mọi"

Tuesday. June 19th, 2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc! Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Friday. June 22nd, 2012
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Cá Rô Biển Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Cá Rô Biển

Bộ môn Thủy sản, Khoa Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) vừa nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công cá rô biển.

Friday. June 22nd, 2012
Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân Cải Thiện Môi Trường Sống Cho Người Dân

Ông Động cũng chia sẻ thêm: Việc trước hết cần làm là phường sẽ thông báo trên loa truyền thanh cho người buôn bán được biết thông tin về đăng ký vào họp chợ khi chợ mới thành lập. Phường sẽ dành sự ưu tiên cho các hộ kinh doanh ở chợ cóc

Saturday. June 23rd, 2012
Trái Cây Cho Tết Đoan Ngọ Dồi Dào, Sức Mua Kém Trái Cây Cho Tết Đoan Ngọ Dồi Dào, Sức Mua Kém

Tại các chợ lẻ, nhiều tiểu thương TP.HCM cho biết lượng hàng hóa chuẩn bị Tết Đoan ngọ khá nhiều nhưng giá vẫn tăng nhẹ.

Saturday. June 23rd, 2012