Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng An Toàn, Bền Vững

Đó là diễn đàn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông –Lâm –Ngư Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 22/7, với sự tham dự của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh ven biển miền Trung và một số hộ nuôi tôm trên cát.
Các tỉnh ven biển miền Trung có tổng diện tích đất cát phù hợp cho nuôi tôm gần 16.000 ha; trong đó, ở Thừa Thiên Huế 600 ha. Nuôi tôm trên cát mang lại nhiều lợi thế như sử dụng được diện tích đất bỏ hoang, tạo công ăn việc làm cho dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ...
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trên cát bộc lộ nhiều bất cập như hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, chưa có ao chứa, lắng và trực tiếp thải nước ra ngoài môi trường khiến môi trường bị tổn thương khó hồi phục.
Diễn đàn, thảo luận hướng phát triển tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hướng an toàn bền vững, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đảm bảo kiên cố, phù hợp với vùng cát và quy trình nuôi thâm canh. Tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng và phát hiện bệnh sớm áp dụng công nghệ cao như nuôi khép kín, ít thay nước để tái sử dụng và hạn chế lượng nước ngầm sử dụng cho nuôi tôm trên cát, tăng cường kiểm tra nguồn tôm giống…
Related news

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.