Nuôi Tôm Tại Quảng Ngãi Bỏ Thì Thương, Vương Thì Khổ
Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.
Các xã ven biển của huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từng được quy hoạch là vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích thả nuôi khoảng 300 ha/năm. Thế nhưng, các vùng nuôi tôm trọng điểm này hiện chỉ là vùng đất hoang vắng. Hàng chục hồ nuôi tôm trơ đáy, các máy sục khí hoen rỉ nằm chất đống... là những gì sót lại sau nhiều vụ nuôi tôm thất bát.
Với hàng chục hồ tôm mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, giờ đây ông Lê Châu, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi chỉ biết ngồi bó gối rầu rĩ. Vài năm trở lại đây tôm liên tục trở bệnh, nuôi đâu chết đó đã khiến cho ông Châu lâm vào cảnh nợ nần. Ônh Lê Châu, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức cho biết, tiền bạc, xe cộ, nhà cửa sau bao năm tích cóp giờ đã “đội nón” theo con tôm. Tính đến nay, gia đình ông đã lỗ gần 600 triệu đồng.
Hơn 40 ha nuôi tôm ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi như vùng “đất chết”. Vụ nuôi tôm năm nay, chỉ có khoảng 20% diện tích ao hồ được trong xã được người dân thả tôm nhưng mọi thứ vẫn không khấm khá hơn là mấy. Tôm vẫn liên tục dịch bệnh chết và người nuôi tôm phải đau đầu lo cho khoản nợ ngày càng tăng.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Văn phòng UBND xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Vùng nuôi tôm ở tỉnh giờ đã bị bỏ hoang hết cả. Dịch bệnh này khiến cho người dân vay vốn không trả được nợ, lãi mẹ đẻ lãi con. Mà vấn đề này nếu chỉ riêng địa phương thì giải quyết rất khó.”
Chuyện dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra gần 5 năm qua ở các vùng nuôi tôm trên cát của tỉnh Quảng Ngãi. Do chạy theo lợi nhuận nên người nuôi tôm đã bất chấp các khuyến cáo của ngành chức năng ồ đạt đào hồ nuôi tôm, không quan tâm đến môi trường, chất lượng tôm giống... khiến tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt nhiều vụ liền.
Theo ông Phạm Thanh Tùng, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, chất lượng kiểm dịch con giống không được đảm bảo, khiến dịch bệnh ngày càng lan rộng.
Thua lỗ hết mùa này đến mùa khác nên người nuôi tôm ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã không còn mặn mà với con tôm. Diện tích tôm nuôi ở huyện Mộ Đức nay chỉ còn khoảng 100 ha, giảm 1/3 diện tích, năng suất chỉ còn 5 tấn/1 ha giảm hơn một nửa so với trước đây.
Ông Vũ Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức đã vào cuộc quyết liệt, mời các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành của cả nước về địa phương để tìm giải pháp song vẫn chưa thể cứu vãn nghề nuôi tôm.
Người nuôi tôm ở các xã ven biển của tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Nhìn những ao hồ vắng lặng nhiều người không khỏi xót xa. Họ đang đứng trước hai con đường “bỏ thì thương, vương thì khổ”.
Related news
Cam, quýt xã Quang Thuận, thuộc huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và là cây giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích bị già cỗi, sâu bệnh gây chết cây đang làm cho người dân lo lắng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xuống giống được 36.298 ha mì. Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha, Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014.
Đó là hành vi đổ hóa chất xuống đất để dụ giun nổi lên xem có tốt không rồi... sẽ tiến hành thu mua của thương lái Trung Quốc vừa được phát hiện tại Quảng Trị.
Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng - anh nông dân Lê Tất Dũng dù học hành chưa hết phổ thông nhưng đã có những việc làm có lợi nhiều cho nông dân, như làm cầu phao bắc qua sông Vu Gia, sáng chế máy cày tay đa năng, máy bóc vỏ đậu…
Bột dong ở Bình Lư khi làm miến vừa trong, vừa dẻo, sợi miến làm ra dài tới mấy mét mà không đứt gãy. Miến nấu lên vừa ngon mềm, vừa dai và trơn mát...