Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Suy luận về AHPN dựa trên động thái của vi khuẩn Vibrio

Suy luận về AHPN dựa trên động thái của vi khuẩn Vibrio
Publish date: Thursday. September 24th, 2015

Vibrio parahaemolyticus có cả các dòng độc tính và lành tính – một dòng trong số này gây ra hoại tử gan tụy cấp tính (AHPN). Dòng vi khuẩn này chiếm chỗ trong dạ dày tôm bằng cách hình thành một màng sinh học bảo vệ chúng khỏi tác dụng của thuốc kháng sinh và các phương pháp điều trị tiềm năng khác.

Giống như V. cholera gây bệnh tả, V. parahaemolyticus chịu đựng được một khoảng độ mặn, pH và nhiệt độ. Cả hai loài này dễ dàng theo cùng với phiêu sinh vật biển và có thể lây lan bởi các dòng hải lưu.

Các loài vi khuẩn Vibrio cũng có thể lây lan do tôm bố mẹ và tôm giống. Tác nhân gây bệnh AHPN chiếm cứ nhiều chỗ thích hợp.

Màng sinh học

Màng sinh học tìm thấy ở khắp mọi nơi. Màng sinh học có lẽ phổ biến nhất với con người là lý do tại sao chúng ta phải đánh răng. Chúng được nói đến ở vô số trạng thái bệnh và là một cơ chế hiệu quả cho vi khuẩn lây lan. Một màng sinh học là một tập hợp các sinh vật bám dính vào một bề mặt – như mùn bã ở đáy ao tôm hoặc ở trường hợp bệnh AHPN là trong dạ dày của tôm.

Màng sinh học bảo vệ vi khuẩn trong phạm vi đó khỏi tác dụng của thuốc kháng sinh và các loài vi khuẩn khác có thể sẽ tìm cách chiếm chỗ thích hợp cho chúng.

Trong sự hình thành màng sinh học, vi khuẩn đầu tiên bám dính vào lớp kitin dạ dày và bề mặt dạ dày cơ của tôm. Vi khuẩn sau đó tạo thành lớp dính exopolymers “dán” vi khuẩn vào bề mặt.

Khi màng sinh học tiếp theo đó hoàn thiện và tạo khuẩn lạc thì exopolysaccharides bảo vệ vi khuẩn chống lại kháng sinh, thuốc khử trùng, chiết xuất thảo dược và các phương pháp điều trị khác trong khi vẫn cho phép hoạt động tế bào trao đổi chất bình thường.

Ở trạng thái cuối cùng thì màng sinh học bắt đầu tách ra, các tế bào của nó phân tán trong môi trường và khi ấy màng sinh học mới phát triển.

Kiểm soát AHPN

Nỗ lực kiểm soát AHPN đã bắt đầu từ lâu trước khi bệnh được nhận diện rõ. Có lẽ AHPN được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc bốn năm trước hoặc lâu hơn thế và đã lan sang một số quốc gia khác. Theo ý kiến ​​của tác giả, dòng vi khuẩn Vibrio này sẽ có khả năng lây lan vào những môi trường cho phép nó lấn át được các loài vi khuẩn khác đang hiện diện.

Do tính chất phức tạp trong phân loại Vibrio, một số sự việc làm cho AHPN trở thành một vấn đề không đơn giản để giải quyết. Sự phát sinh bệnh bất thường trên tôm xét trên khía cạnh làm thế nào mà nó gây ra bệnh.

Tương tự nữa với bệnh tả rõ ràng là nó xuất hiện diễn tiến bệnh có căn cứ độc tố mà ở đó vi khuẩn xâm chiếm một bề mặt hạn chế và độc tố gây tổn thương. Đa phần các loài gây bệnh Vibrio khác xâm chiếm động vật và thông qua nhiều độc tố khác nhau, các thành phần cấu trúc vách tế bào của chúng, lipopolysaccharides, áp đảo khả năng tự phòng vệ của động vật, tiếp theo đó làm cho động vật suy yếu dần và chết.

Dòng V. parahaemolyticus gây ra AHPN không xuất hiện bằng cách xâm chiếm theo đường tìm kiếm vào hemolymph (một chất lỏng trong hệ tuần hoàn của động vật chân đốt) của động vật qua vết thương hoặc các cơ chế khác. Điều này giải thích lý do tại sao thuốc kháng sinh không chặn được lây nhiễm AHPN.

Nếu kháng sinh không có khả năng tiếp cận với tác nhân gây bệnh ở cấp độ đủ để tác động đến nó, thì sau đó kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Từ lâu sự lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang là một mối quan tâm nhiều năm – mặc dù cũng có bệnh thích hợp sử dụng kháng sinh, thì đây là một ví dụ về việc bất kỳ loại kháng sinh nào sử dụng đều không thích hợp.

Hơn nữa, nếu tác nhân gây bệnh ở một màng sinh học trong dạ dày thì màng này có thể bảo vệ nó khỏi tác động của nhiều loại hợp chất khác mà về mặt lý thuyết có thể tiêu diệt nó. Điều này sẽ đặt ra một thách thức quan trọng đối với những nỗ lực phát triển các phương thức điều trị.

Tags: nuoi tom, nuoi trong thuy san, thuy san, con tom, nuoi tom, ao nuoi tom, vi khuan vibrio


Related news