Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Nước Lợ Cần Đầu Tư Hệ Thống Thủy Lợi Ở Quảng Nam

Nuôi Tôm Nước Lợ Cần Đầu Tư Hệ Thống Thủy Lợi Ở Quảng Nam
Publish date: Saturday. May 19th, 2012

Nguồn nước không đảm bảo khiến nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn gặp rủi ro. Việc kiện toàn hệ thống thủy lợi đã được đặt ra, tuy nhiên rất khó thực hiện do eo hẹp về vốn đầu tư và quỹ đất.

Nhiều nguy hại

Những ngày qua, nông dân xã Tam Phú (TP. Tam Kỳ) khẩn trương cải tạo lại ao nuôi để bắt đầu vụ mới sau khi tôm bị bệnh đốm trắng và chết hàng loạt. Ông Nguyễn Văn Nhĩ, có ao nuôi 5.000 m2 tôm thẻ chân trắng tại thôn Phú Ngọc (Tam Phú), cho biết: “Gia đình tôi phải bỏ ra 50 triệu đồng để diệt mầm bệnh bằng Clorin và cải tạo lại ao nuôi. Tôm chết thì phải nuôi lại nhưng lo không biết hiệu quả ra sao. Nguồn nước không đảm bảo dễ khiến mầm bệnh ở tôm nuôi phát sinh nhanh chóng. Nhưng nếu đầu tư ao chứa lắng và xử lý chất thải thì gia đình không có khả năng, đất không đủ để nuôi tôm thì lấy đâu làm ao chứa lắng và xử lý nước thải?”.

Nắng nóng trong những ngày qua khiến độ mặn trong nước tăng đột biến. Hạn hán cũng làm mực nước trong các ao nuôi xuống thấp. Để duy trì nguồn nước đảm bảo cho tôm nuôi phát triển, nhiều người đã trực tiếp lấy nước tại các lưu vực sông. Do không có ao chứa lắng, việc sử dụng nước không qua xử lý tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh trong nước phát triển. Nếu như tại TP. Tam Kỳ, người nuôi chủ yếu lấy nước từ sông thì tại Duy Vinh và Duy Thành (Duy Xuyên), Cẩm Thanh (TP.Hội An), nông dân lại đóng giếng ven sông để lấy nước. Tuy nhiên, nguồn nước được lấy từ đáy này vẫn không đảm bảo an toàn cho tôm nuôi, bởi có chứa phèn hoặc chứa kim loại nặng. Nhiều phân tích cho thấy, phèn làm giảm độ pH, mất ổn định môi trường ao nuôi khiến tôm phát triển chậm, còn kim loại nặng gây đột biến môi trường ao nuôi và làm cho sản phẩm tôm nuôi không đạt chất lượng.

Đến thời điểm này, vẫn chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại do tôm chết hàng loạt ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngoài chuyện rất cũ về chất lượng tôm giống, nguyên nhân chính vẫn là nguồn nước không đảm bảo. Mặt khác, các sông hiện nay chứa nhiều chất thải từ hoạt động sản xuất cộng với việc ngưng đọng dòng chảy làm cho môi trường nước ô nhiễm đến mức báo động. Điều cần thiết là phải có hệ thống xử lý nước đúng quy trình để đảm bảo tôm phát triển tốt, nhưng thực tế hạ tầng cơ sở ở hầu hết các vùng nuôi lại hết sức sơ sài. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc nuôi tôm nước lợ thiếu hiệu quả.

Cần có hệ thống cấp, thoát nước

Theo cơ quan chuyên môn, để nuôi tôm nước lợ theo hướng “sạch” và bền vững, việc đầu tư ao chứa lắng và xử lý nước thải là điều kiện bắt buộc, bởi đây là “ngoại lực kháng sinh” cho tôm. Thường hệ thống xử lý nước này chiếm đến 30% diện tích của cả hệ thống nuôi. Do quỹ đất sản xuất không dồi dào nên nông dân trên địa bàn tỉnh không chú trọng đầu tư ao chứa lắng và xử lý nước thải. Ngoài ra, hiện tại phần lớn diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát của tỉnh lại nằm trên phần đất của Khu Kinh tế mở Chu Lai, do tính tạm thời của việc sản xuất nên người nuôi không mặn mà đầu tư các công trình xử lý nước. Ông Đỗ Văn Nhất sản xuất tôm thẻ chân trắng trên ao nuôi 10.000 m2 ở thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, Núi Thành), nói: “Đất sản xuất của gia đình chúng tôi có thể sẽ bị thu hồi bất kỳ lúc nào, vì vậy không dám đầu tư bài bản cho ao nuôi. Nếu được khuyến khích mở rộng sản xuất, chúng tôi sẽ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình khép kín đi đôi với hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi”.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, thâm canh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ có quy trình kỹ thuật khắt khe. Ngoài đầu tư cho ao chứa lắng và xử lý nước thải, tại các cánh đồng tôm đòi hỏi phải kiện toàn hệ thống kênh cấp và thoát nước. Điều này sẽ giúp cho các nông dân chủ động được nguồn nước và triệt tiêu các mầm bệnh có thể tác động xấu đến tôm nuôi. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề nan giải. “Không có cách nào khác là chúng ta phải kiện toàn lại hạ tầng vùng nuôi nếu muốn đẩy nhanh tiến độ sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp. Việc quy hoạch lại vùng nuôi tập trung và trang bị đầy đủ các kênh cấp, thoát nước và ao chứa lắng, ao xử lý nước thải là điều kiện bắt buộc. Để làm được điều này, chúng ta cần chủ động về quỹ đất và vốn đầu tư” - bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam nói.

Related news

Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Wednesday. September 24th, 2014
Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Wednesday. September 24th, 2014
Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

Wednesday. September 24th, 2014
Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Wednesday. September 24th, 2014
Hành Trình Ra “Biển Lớn” Hành Trình Ra “Biển Lớn”

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Wednesday. September 24th, 2014