Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn

Thắng lớn
Chúng tôi tìm đến xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), nơi có những hộ nông dân nuôi tôm trên cát đang cho thu lãi tiền tỷ mỗi năm.
Giữa tiết trời nóng bức, những chiếc máy sục khí vẫn vận hành đều đặn.
Anh Nguyễn Văn Việt, chủ hộ nuôi tôm ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ cho biết, gia đình anh có 2 ao nuôi tôm rộng hơn 5.000m².
Đầu năm nay, anh thả giống ở cả 2 ao với khoảng 2 triệu con giống.
Lúc đó thời tiết còn dịu mát nên tôm phát triển tốt, sau 2,5 tháng nuôi đã thu hoạch hơn 30 tấn tôm; trừ hết chi phí, anh lãi ròng hơn 1 tỷ đồng.
Bước sang vụ thứ 2, do thời tiết vào mùa nóng nên anh chỉ thả bằng 1/4 lượng giống vụ đầu năm.
Nhờ mật độ thả giống thưa, dù nắng nóng gay gắt nhưng con tôm vẫn phát triển và đem về cho anh 200 triệu đồng lãi.
Những ngày chúng tôi đến thôn Tuần Lễ, vụ tôm thứ 3 của anh Việt đã xuống giống gần một tháng nay.
Anh Việt cho biết, vụ này thời tiết mát hơn vụ 2 nhưng vẫn cẩn thận đề phòng thời tiết diễn biến thất thường, đặc biệt khi mưa xuống, độ mặn và không khí ao nuôi dễ bị tác động.
Cách ao nuôi tôm của anh Việt không xa là ao của gia đình ông Trần Văn Gần, người cùng thôn cũng vừa thu hoạch lứa tôm vụ 2 thắng lợi.
Ông Gần cho biết: “Vụ vừa rồi gia đình thả nuôi 62 vạn giống trên diện tích 3.200m², sau 73 ngày nuôi thu hoạch được 11 tấn.
Do tôm đạt cỡ 55 con/kg nên bán nhanh và được giá cao, lời được 600 triệu đồng.
Đây được xem là vụ thắng lợi nhất từ trước đến nay nên gia đình rất phấn khởi và tự tin đầu tư cho vụ tiếp theo”.
Áp dụng công nghệ hiện đại
Lý do để nghề nuôi tôm trên cát tại xã Vạn Thọ thành công, là nhờ người dân nắm vững được quy trình nuôi một cách khoa học, cũng như áp dụng phương thức nuôi hiện đại.
Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết: “Toàn xã hiện có hơn 45ha nuôi tôm trải bạt.
Do chú trọng đầu tư thâm canh nên những năm qua, các vụ nuôi tôm đều có lãi.
Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, người nuôi trúng đậm, nhiều hộ thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Như hộ ông Lê Quang Toàn có 20 hồ nuôi tôm, vừa rồi mới xuất bán từ 8 hồ nhưng tiền lãi thu về đã hơn 4 tỷ đồng.
Còn những hộ nuôi ít hơn, bình quân cũng lãi 500 triệu - 1,2 tỷ đồng/vụ nuôi”.
Theo người dân Vạn Thọ cho biết, nếu như trước đây người nuôi trực tiếp bơm nước mặn từ biển vào ao nuôi, thì nay các hộ đều khoan thêm giếng trên bờ để khai thác cả nguồn nước mặn và ngọt.
Để có nguồn nước nuôi chính thức, trước tiên họ bơm nước mặn vào các bể chứa, sau đó xử lý kỹ để sạch mầm bệnh, rồi mới bơm nước này vào ao nuôi.
Quy trình được lặp đi lặp lại suốt cả vụ nuôi nên nguồn nước khi nào cũng sạch mầm bệnh.
Sau khi hoàn thành công đoạn nước, hệ thống các ao đều phải trải bạt, có xi phông đáy ao và đầy đủ máy móc cần thiết, kể cả máy sục khí theo công nghệ Mỹ.
Ưu điểm của công nghệ này là tạo oxy rất tốt, xáo trộn các tầng nước và đồng nhất chất lượng nước.
Việc đầu tư nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém, trung bình với ao nuôi có diện tích 4.000m², người nuôi phải bỏ 600 - 800 triệu đồng, tuy nhiên đổi lại là ít gặp rủi ro và đạt năng suất rất cao.
Related news

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.