Khóm, Bắp Giảm Giá

Mặc dù mới bước vào chính vụ chưa đầy tháng nhưng giá khóm thu mua tại vườn đã giảm gần một nửa so với cách đây vài tháng. Giá khóm đạt mức 2.700-2.900 đồng/trái (loại 1kg), thời điểm sau tết đạt 5.400 đồng/kg.
Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) khóm Thạnh Thắng (Hậu Giang), cho biết: “Mỗi ngày, HTX thu mua 3,5-4 tấn khóm từ bà con xã viên, đó là chưa kể các lái thu mua nhỏ lẻ. Những ngày tới, giá khóm sẽ còn giảm nhẹ. Tuy nhiên, ngoài thị trường giá khóm vẫn bình ổn, các công ty chế biến nông sản đang đẩy mạnh thu mua nguyên liệu. Dự đoán, khoảng một tháng sau, giá khóm sẽ tăng trở lại”.
Trái ngược với tình trạng sụt giá thì tại các chợ, khóm vẫn giữ giá 6.000-8.000 đồng/kg (loại 1), riêng ở các siêu thị, khóm Cầu Đúc bình giá và không có biến động nhiều.
- Theo một số hộ trồng bắp ăn ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp: So với vụ trước, tùy theo loại trái, giá bắp sống bán ra tại nhà giảm từ 2.000-3.000 đồng/chục. Hiện, bắp trái loại lớn nhất, giá bán ra 18.000 đồng/chục; loại trái trung bình, giá 13.000 đồng/chục; loại trái nhỏ nhất, giá 9.000 đồng/chục.
Nguyên nhân giá giảm do bắp vụ này gặp sâu bệnh nhiều, trái nhỏ nên thương lái mua giá thấp hơn. Sau thu hoạch, trừ các khoản chi phí, người trồng bắp lãi cao nhất khoảng 1 triệu đồng/công.
Related news

Từ nhiều năm qua, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) được đánh giá là điểm sáng phát triển cây trồng vụ đông với diện tích chiếm gần 1/3 diện tích cây vụ đông toàn thành phố. Kết thúc năm 2013, nông dân Tiên Lãng có một vụ đông thắng lợi với tổng giá trị sản lượng đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 20% so với vụ đông năm 2012). Cây vụ đông bước đầu trở thành vụ sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.