Nuôi Tôm Càng Xanh Bằng Nước Ngầm
Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.
Chịu khó có con tôm
Từ nhiều năm nay, vùng đất bãi bồi ven dòng sông Hậu thuộc ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân trồng lúa, trồng màu không hiệu quả. Một số nông dân đã chuyển sang mô hình thử nghiệm nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm đưa vào ao qua hệ thống xử lý.
Điển hình là hộ ông Phan Văn Oai, 43 tuổi, ở ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, thành công nhiều vụ tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm. Ông Oai cho biết: nuôi tôm càng xanh, nguồn nước là quan trọng nhất, nó quyết định tới 80% sự thành công.
Nuôi tôm bằng hệ thống nước ngầm, trước khi đưa nước vào ao phải qua hệ thống xử lý giảm độ pH, tránh làm tôm bị sốc và chết. Ông Oai cho biết thêm, tôm càng xanh nuôi ở chân ruộng lúa hay nuôi bằng cách đăng quầng dễ bị bệnh và rủi ro vì môi trường nước sông rạch không ổn định.
Người nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm giảm chi phí đầu tư nhiều hơn so với nuôi tôm trên chân ruộng lúa hay nuôi đăng quầng bằng lưới cước.
Trong quá trình nuôi bằng nước ngầm, thường tôm bị bệnh vào những tháng hai đến tháng ba, do thời tiết chuyển đổi, mưa đầu mùa làm tôm chưa thích nghi với môi trường nước. Do đó cần xử lý các dịch bệnh từ nguồn nước trước khi cho vào ao bằng thuốc sát trùng.
Qua giai đoạn này thì tôm lớn nhanh cho đến khi thu hoạch. Chài tôm ở từng vuông tôm mỗi ngày nhằm phát hiện kịp thời các dịch bệnh và có cách xử lý bằng thuốc cho kịp thời để đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi.
Từ vài hộ ban đầu, đến nay vùng bãi bồi Bình Thạnh Đông đã mở rộng ra 23 hộ với 8,5 ha. Tôm nuôi ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả bởi người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Hải Hồ, chủ tịch Hội nông dân xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân cho biết, năm 2002 cho đến nay bà con ở vùng này biết áp dụng kỹ thuật nuôi ở độ sâu từ 3 - 4 mét, sử dụng nguồn nước lấy từ lòng đất để đưa vào ao nuôi. Hiện nay, do nguồn nước ở các sông, rạch ngày càng bị ô nhiễm nặng, nên những hộ nuôi tôm càng xanh ở khu vực này yên tâm áp dụng mô hình mới này nuôi tôm bằng nguồn nước ngầm.
Theo kinh nghiệm của ông Trần Tấn Lợi, người nuôi thành công nhiều năm liền, chia sẻ: nuôi tôm sử dụng nước sông không bằng nước ngầm vì nước ngầm ổn định về chất dinh dưỡng trong nước, ít mang mầm bệnh tự nhiên, dễ xử lý khi xảy ra bệnh, tôm ít hao hụt.
Related news
Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng
Những năm qua, kinh tế thủy sản Cà Mau có bước tiến đáng phấn khởi, bước đầu đã thoát khỏi tập quán sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên, để tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2015
Thức ăn, phương pháp cho ăn: kiểm tra tôm sử dụng thức ăn và trọng lượng tôm hàng tháng để điều chỉnh khẩu phần ăn, tiến hành như nuôi tôm trong ao. Khẩu phần cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng cơ thể sau một tháng đối với tôm giống tự nhiên và sau 4 tháng đối với tôm bột vì trong ruộng có nhiều thức ăn tự nhiên, mật độ thả thấp. Thức ăn nên rãi nhiều điểm xung quanh mương hay trong sàng ăn đặt trong ao.
Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberggi sống trong môi trường nước ngọt, có thể nuôi trong ao, ruộng cấy lúa, là sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế, có nhu cầu ở thị trường trong và ngoài nước. Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản.