Cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa
Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ bà con nông dân đã ý thức và biết tận dụng khai thác tiềm năng đất đai theo lợi thế sinh thái từng mùa để tăng thêm thu nhập.
Vấn đề cần đặt ra trước vụ tôm càng xanh năm nay là các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật phải quy hoạch vùng nuôi và hướng dẫn nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi sao cho đạt kết quả tốt.
Cụ thể là cần rà soát vùng nào thời gian nước ngọt quá ngắn không đủ cho tôm càng xanh lớn đạt kích cỡ thương phẩm, hay chất lượng đất, nước không thích hợp cho tôm càng xanh phát triển thì nên mạnh dạn khuyến cáo bà con đừng nuôi, để tránh tình trạng chạy theo phong trào sẽ tự hại mình và hại lây cho vùng nuôi chính.
Phải có hướng dẫn kỹ thuật nuôi, như việc cải tạo chuẩn bị ruộng/mương, bờ bao, cần thiết phải sên vét, bón vôi để hạ phèn, phơi đáy mương/ruộng, bón phân gây màu nước, hướng dẫn chọn mua nguồn giống tốt, cách dưỡng giống, mùa vụ thả giống và cách chăm sóc cho ăn, thu tỉa… Đối với lúa, có thể hướng dẫn sạ hay cấy, nhưng nên cấy thì tốt hơn vì tôm có điều kiện di chuyển dễ dàng theo các khoảng trống trong ruộng.
Cần phải có sự điều tiết việc cung cấp giống hợp lý, như vùng nào nước mặn về sớm thì cần phải có giống thả nuôi sớm để kịp thu hoạch trả đất cho chuẩn bị nuôi tôm chính vụ năm sau, những vùng nước mặn về trễ có thể cung cấp tôm giống chậm hơn.
Về phía nông dân các vùng chuyển dịch một vụ lúa, một vụ tôm, nếu muốn nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa mưa thì cần phải tìm hiểu nắm vững kỹ thuật nuôi và phải có sự chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết về đất đai, mương/ruộng.
Các điều kiện cần có là: vùng đất định nuôi phải có đủ thời gian ngọt hóa khoảng hơn 5 tháng để tôm càng xanh đủ lớn đạt kích cỡ thương phẩm lúc thu hoạch trước khi đưa nước mặn vào ruộng nuôi tôm sú chính vụ năm sau.
Ruộng nuôi phải có bờ bao vững chắc cao hơn mực nước cao nhất trong năm từ 4 – 5 tấc trở lên để không bị ngập và không được có lỗ mội để tôm nuôi không bị thất thoát.
Chân ruộng nuôi tôm càng xanh thích hợp là vùng nước bạc có nhiều phù sa và giàu chất hữu cơ hoai mục trong đất, mực nước trên ruộng lúa phải thường xuyên ngập sâu trung bình hơn 25 cm và trên ruộng càng có nhiều mương rãnh sâu trên dưới một mét nước càng tốt.
Do vụ nuôi tôm càng xanh khá dài nên cần bắt tôm giống sớm để nuôi vỗ trước 1 – 2 tháng nhằm tăng thêm kích cỡ và đủ thời gian chờ khi ruộng có nước ngọt tốt sẽ thả ra, vì thế cần chuẩn bị sẵn ô vèo an toàn để quản lý, chăm sóc, cho ăn dưỡng tôm giống lúc còn nhỏ để đạt đầu con sau này.
Về tôm giống, ngay từ mùa khô, nông dân cần tìm, chọn nơi cung cấp tôm giống có uy tín, đáng tin cậy từ những vụ nuôi trước, tiến hành hợp đồng về số lượng, kích cỡ, chất lượng và thời gian giao nhận tôm giống cụ thể để chủ động có giống trước, kịp thả nuôi vèo cho đạt kích cỡ, sẵn sàng thả ra ruộng nuôi đảm bảo mật độ theo khuyến cáo khi nước ngọt về.
Related news
Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.
Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.
Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn 5 - 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng bị nhiệm bệnh, hàng ngày khi xi phông bể có thể thấy chết nhiều, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên.
Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp.
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm giống (PL), quan sát thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết.