Kỹ thuật ương tôm càng xanh trong ao nổi lót bạt
Loài này (cũng như các loài khác thuộc chi Macrobrachium) có tầm quan trọng thương mại nhờ các giá trị dinh dưỡng của nó như là một nguồn thực phẩm có giá trị.
Trong khi loài này được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước.
Khi nó chuyển qua giai đoạn như là sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt.
1.Xây dựng bể ương:
– Bể ương có thể xây dựng bằng cách đắp đất hoặc xây tường gạch.
– Kích thước: Dài : 10-12 m; Rộng : 3 – 5 m; Cao : 0,4-0,6 m.
– Toàn bộ bể được phủ một lớp bạt chống thấm đê giữ nước (nếu bể ương chưa được tô kỹ, bị rò rỉ).
Mỗi bễ (35 –50 m2) cần lắp đặt 10-20 vòi thổi khí, 5-7 tàu lá dừa để àm giá thể trú ẩn cho tôm.
– Nước cho vào bể phải đảm bảo chất lượng, không có những động vật phù du, cá dữ.
Nếu dùng nước máy sinh hoạt thành phố thì phải loại bỏ chlorine còn tồn dư trong nước.
2.Ương tôm:
– Nước sau khi được cấp vào bể một ngày thì có thể thả post để ương – Mật độ thả ương: 500 con/m2 hoặc 1000-1500con/m2 (có sục khí liên) – Mức nước giữ trong bể từ 0,3-0,4 m.
Định kỳ 5-7 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay từ 50-70% lượng nước trong bể
– Thức ăn cho tôm trong trường hợp này tốt nhất là thức ăn công nghiệp và trùn chỉ để hạn chế làm bẩn nước bể ương, hoặc dùng thức ăn chế biến từ cá và trứng gà theo công thức trên
– Lượng thức ăn từ 10-20% trọng lượng tôm.
Cho ăn 4- 5 lần trong ngày – Sau một tháng ương, tôm đạt kích cỡ 2-3cm thì thu hoạch san thưa, nếu muốn ương sang tháng thứ hai thì mật độ ương lúc này nên giảm một nữa so với ban đầu.
3.Quản lý, chăm sóc:
– Hàng ngày nên kiểm tra tình trạng dử dụng thức ăn của tôm để cho tôm ăn đầy đủ, tránh dư thừa.
Thức ăn thừa dễ gây dơ đáy bể môi trường nước bị ô nhiễm và phải siphông đáy và thay nước nhiều hơn.
– Phải kiểm tra đá bọt và thổi khí, đảm bảo việc thổi khí liên tục theo yêu cầu, nhất là vào ban đêm.
– Dự phòng máy phát điện hoặc bình Acquy để chạy máy thổi khí khi bị cúp điện.
Related news
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii là loài có kích thước lớn nhất trong số các loài tôm nước ngọt.Tôm phân bố chủ yếu ở sông, rạch, cửa sông vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn sao cho đạt hiệu quả, vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm hơn 50% chi phí vụ nuôi.
Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.
Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.
Tôm càng xanh là loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi, nhưng để đạt được điều này đòi hỏi người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn làm sao để đạt hiệu quả.