Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Sò Lãi Chắc

Nuôi Sò Lãi Chắc
Publish date: Monday. September 23rd, 2013

Sau nhiều vụ thả nuôi sò trên đầm Thủy Triều, nhiều ngư dân ở tổ dân phố Hoà Dò 4, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) thắng lớn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi sò, ngư dân Lê Văn Hoàng cho biết: “Mặc dù bà con nơi đây không được chuyển giao kỹ thuật nuôi thả sò, nhưng cứ mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên vụ nào cũng lãi”.

Vụ sò năm nay anh Hoàng mạnh dạn đầu tư thả 5 tấn giống kích cỡ 60 con/kg, với giá đầu tư 10-15 ngàn đồng/kg cho 12 ô (mỗi ô 60 m2). Sau hơn 5 tháng nuôi thu hoạch được 10 tấn, bán với giá 20-25 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.

Tương tự, hộ gần bên gia đình anh Vi Thanh Đông cho biết, gia đình anh thả nuôi 5 ô gồm các loại sò như sò lông, sò huyết, sò mồng với giá đầu tư 40 triệu đồng, sau 5 tháng thả nuôi thu hoạch gần 120 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn nửa.

“Nuôi sò lợi nhuận không cao bằng đối tượng thuỷ sản khác, chỉ 1 vốn 1 lời, nhưng khi đã thả nuôi thì thắng chắc. Mấy năm qua gia đình tôi chỉ đầu tư nuôi sò vì đầu tư không tốn chi phí thức ăn, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể nhờ vậy kinh tế gia đình ngày càng khá hơn”, anh Đông chia sẻ.

Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi, sò có đặc tính di chuyển chậm cho nên cách nuôi rất đơn giản. Dùng lưới mùng khoanh ô, chân lưới chon chôn sâu dưới đáy từ 20 - 30 cm, chiều cao 0,3 m. Mỗi ô có quy mô từ 60 - 100 m2 để dễ quản lý và khai thác.

Trung bình mỗi ô thả từ 3 tạ - 1 tấn giống, kích cỡ từ 60-70 con/kg. Bãi nuôi được chọn nơi có đất cát pha bùn, thuỷ triều lên xuống, mặt nước xuống thấp nhất 0,5 m.

Thời gian thả nuôi đến khi thu hoạch từ 5 - 6 tháng. Trung bình cứ thả 1 kg giống thu hoạch được 2 - 2,5 kg sò thương phẩm, với giá thị trường hiện nay dao động từ 20 - 50 ngàn/kg (tuỳ loại sò), sau khi trừ tất cả chi phí người nuôi lãi khá.

Hiện nghề nuôi sò ở phường Cam Phúc Bắc đã thu hút khoảng 40 hộ tham gia. Hầu hết người nuôi đối tượng này đều có lãi. Tuy nhiên đều trăn trở nhất của bà con là con giống bởi nguồn giống lâu nay chủ yếu được khai thác trong tự nhiên nên rất bị động.


Related news

Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò Hiệu quả mô hình ủ chua thức ăn trong chăn nuôi bò

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Tuesday. May 26th, 2015
Ngược xu thế Ngược xu thế

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Tuesday. May 26th, 2015
Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại Đốt bỏ 1.000 ha mía tím kịch bản dưa hấu, hành tím lặp lại

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Tuesday. May 26th, 2015
Cần đóng cửa doanh nghiệp sản xuất chè bẩn Cần đóng cửa doanh nghiệp sản xuất chè bẩn

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Tuesday. May 26th, 2015
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đau đầu lo kinh phí Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đau đầu lo kinh phí

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.

Tuesday. May 26th, 2015