Home / / Công nghệ thực phẩm

Nuôi Rắn Ri Tượng Phát Triển Kinh Tế Gia Đình

Nuôi Rắn Ri Tượng Phát Triển Kinh Tế Gia Đình
Publish date: Friday. January 28th, 2011

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi do tỉnh Cà Mau phát động, trong những năm qua, nhiều nông dân tại các huyện Thới Bình, Cái Nước, Trần Văn Thời và TP Cà Mau đã tích cực chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển mạnh các mô hình đa cây đa con kết hợp. Trong đó, nuôi rắn ri tượng là mô hình bước đầu được bà con nông dân đón nhận để phát triển kinh tế gia đình hiện nay.

Một số nông dân ở huyện Thới Bình cho biết, rắn ri tượng là loài có giá trị kinh tế cao, nuôi không khó, cũng không cần tốn nhiều công chăm sóc, khoảng hai tuần thay nước một lần, thức ăn cho rắn chủ yếu là ếch, nhái hoặc cá phi loại nhỏ có sẵn trong vuông tôm, thậm chí có thể tận dụng thức ăn thừa tại chỗ cho rắn để giảm ô nhiễm.

Hơn nữa, mô hình này không chiếm nhiều diện tích nuôi, vốn đầu tư không cao, rất phù hợp với những nông dân ít vốn, không đất sản xuất. Sau khi nuôi một lứa, người dân có thể chọn rắn giống để nuôi vụ tiếp theo. Bình quân 3 - 4 kg thức ăn rắn tăng trọng 1 kg.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, người nuôi rắn ri tượng cần theo dõi hoạt động bắt mồi của rắn, cung cấp đầy đủ thức ăn, loại bỏ những thức ăn thừa ra khỏi bể, thay nguồn nước sạch để tạo môi trường sống tốt cho rắn, sẽ là biện pháp phòng ngừa bệnh cho rắn nuôi, vì việc chữa trị bệnh cho rắn rất khó khăn và kém hiệu quả.

Chăm sóc tốt, sau 7 tháng nuôi rắn sẽ đạt trọng lượng 1,2 - 1,5 kg/con, lúc này có thể thu hoạch. Khi thu hoạch, rắn cái để lại, tiếp tục gây giống để nuôi vụ tiếp theo.

Với hiệu quả bước đầu mang lại, nhiều người dân tỉnh bắt đầu nuôi rắn ri tượng theo kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên, đây còn là mô hình mới nên cần được ngành chức năng nghiên cứu và hỗ trợ nông dân về kỹ thuật để phổ biến rộng rãi, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, thay thế những mô hình kém hiệu quả.


Related news

Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ) Hấp Dẫn Nuôi Rắn Hổ Hèo (Long Thừ)

Vì là loài rắn quý hiếm nên nhiều nhà hàng, quán ăn đã thu mua hổ hèo với giá khá cao, từ 450.000đ – 500.000đ/kg. Do đó, một vài bà con nông dân đã mày mò tìm cách nuôi hổ hèo cho sinh sản và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Saturday. February 19th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang Kỹ Thuật Nuôi Rắn Hổ Mang

" Nuôi rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao, mà lại không tốn thời gian", đó là nhận xét của anh Lê Hữu Trung, một người nuôi rắn tại thôn Nghĩa Dũng ( Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá). Tháng 6/ 2002, anh Trung mua 10 con rắn hổ mang để nuôi, hết 1,9 triệu. Đến tháng 11/ 2002, anh bán được 25kg rắn thịt, với giá 200 nghìn/ kg, thu được 5 triệu, trừ chi phí lãi được 2 triệu. Tuy mới chỉ nuôi thử nghiệm, nhưng đàn rắn đã mang về cho anh bình quân 500 nghìn/ tháng, số tiền đó cao hơn nhiều so với làm ruộng ở quê. Nhận thấy hiệu quả lớn từ nghề này, vào vụ nuôi 2003, anh mạnh dạn đầu tư 4 triệu mua 30 con rắn giống. Anh Trung cho biết: Đến tháng 11 sẽ bán lứa rắn này, dự kiến thu hơn 10 triệu đồng. Như vậy, chỉ sau 5 tháng ( từ tháng 5 đến tháng11), trừ chi phí anh thu lãi được 5 triệu đồng từ nuôi rắn.

Wednesday. December 28th, 2011
Độc Đáo Nuôi Rắn Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Rắn Bán Hoang Dã

Ông Chau Sóc Kim, người dân tộc Khmer, quê ở ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn – An Giang là người đầu tiên trong tỉnh nuôi rắn theo mô hình bán hoang dã, mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

Saturday. February 25th, 2012
Hội Thảo Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Hội Thảo Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo

Sau khi tham quan mô hình nuôi rắn hổ hèo ở tỉnh An Giang và Tây Ninh. Tháng 5-2010, Trạm Khuyến nông thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã hỗ trợ 4 nông dân ở xã Mỹ Trà nuôi trình diễn 240 con rắn giống hổ hèo. Đến nay, trọng lượng rắn nhỏ đạt 500 - 600 gram/con, rắn lớn đạt 1,2 - 1,5 kg/con.

Wednesday. December 28th, 2011
Những Lưu Ý Khi Nuôi Rắn Ri Tượng Những Lưu Ý Khi Nuôi Rắn Ri Tượng

Rắn ri tượng là loài bò sát không độc, tuy ngoài tự nhiên khá hung dữ, nhưng khi được thuần hóa nuôi dưỡng lại rất hiền hòa, miễn là đừng chọc phá, nắm bắt đột ngột hay can thiệp không đúng cách khi chúng đang ăn hoặc đang tranh mồi.

Friday. January 28th, 2011