Home / Hải sản / Ốc hương

Nuôi ốc hương trong bể xi măng cho hiệu quả năng suất cao

Nuôi ốc hương trong bể xi măng cho hiệu quả năng suất cao
Author: Thái Hà
Publish date: Friday. December 22nd, 2017

Nuôi ốc hương trong bể xi măng giúp nông dân dễ quản lý về môi trường nuôi, dễ quản lý địch hại, dễ chăm sóc cũng như hạ thấp chi phí đầu tư thức ăn mà năng suất vẫn cao vượt trội.

Ốc hương là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh minh họa

Để nuôi ốc hương trong bể xi măng đạt năng suất cao, cần chọn bể xi măng ngoài trời có mái che bớt ánh sáng bằng lưới chắn nắng. Diện tích 10-50 m2; Mức nước 0,6 - 1,2 m; Đáy bể phủ cát mịn dày 5-8 cm. Độ mặn 30-35 phần nghìn, giữ độ mặn không giảm xuống dưới 20 phần nghìn. Nhiệt độ trong bể nuôi không quá 320C vào mùa hè.

Bể nuôi được cọ rửa sạch, tẩy trùng bằng chlorin, nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Đáy bể xi măng phủ cát biển sạch 10 cm, cấp, tháo nước dễ dàng, theo thông tin từ báo Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước. Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu.

Mật độ và kích thước con giống tùy theo tháng tuổi của ốc hương mà mật độ nuôi khác nhau: Tháng thứ nhất: 800 – 1.000 con/m2 ( ốc hương mới sinh sản thành giống). Tháng thứ hai: 500 – 800 con/m2. Tháng thứ ba: 200 – 300 con/m2.- Tháng thứ tư về sau: 100 – 200 con/m2.

Cho ốc ăn thức ăn là cá, ghẹ, don… băm dập, giã nhỏ. Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-10% trọng lượng ốc nuôi. Mỗi ngày cho ăn 1-2 lần, rải thức ăn đều trên khắp mặt bể. Theo dõi lượng thức ăn thừa hằng ngày để điều chỉnh hệ số cho phù hợp. Vớt thức ăn thừa để không làm ô nhiễm bể nước.

Thay nước từ 50-70% nước trong bể mỗi ngày. Định kỳ thay, rửa cát đáy khi thấy đáy có mùi hôi và ốc kém ăn. Giữ môi trường bể nuôi luôn sạch để giúp ốc lớn nhanh. Vệ sinh, cải tạo bể khi nuôi lại. Trường hợp nuôi quá lâu, bể có mùi hôi, ốc kém ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể nuôi mới và làm vệ sinh sạch sẽ bể nuôi cũ trước khi dùng lại.

Lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi: Tháng thứ nhất: 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi. Tháng thứ hai: 10 – 15% trọng lượng ốc nuôi. Tháng thứ ba: 8 – 10% trọng lượng ốc nuôi. Tháng thứ tư về sau: 5 – 7% trọng lượng thân ốc nuôi.

Ngoài ra nên trộn thêm vitamine C, B1.. Vào trong thức ăn để giúp ốc sinh trưởng nhanh và tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Điều chỉnh hệ thống sục khí để đảm bảo sau cho vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu. Phải đảm bảo sục khí liên tục 24/24 giờ để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trên 4,5 mg/l.

Cần thường xuyên kiểm tra bể nuôi,nếu cần thiết nên dùng ống nhựa đường kính 1 – 1,2 cm dán xung quanh thành bể (cách mặt nước khoảng 1cm) nhằm ngăn không cho ốc bò lên thành hay thoát ra ngoài.


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm

Hiện nay có bốn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, nuôi lồng, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiện, vì trí của từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp.

Sunday. December 23rd, 2012
Phòng Và Trị Bệnh Cho Ốc Hương Phòng Và Trị Bệnh Cho Ốc Hương

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thì mới chỉ biết được có 2 loại bệnh trên ốc hương: bệnh sưng vòi lấy thức ăn (nguyên nhân có thể do tác hại của trùng lông ciliophora) và bệnh ốc hương bỏ vỏ.Những bệnh này thường xuất hiện vào đầu tiên giữa mùa mưa (tháng 10 – 11 hàng năm) khi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng vật chất hữu cơ thay đổi. Đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển.

Sunday. December 23rd, 2012
Kỹ Thuật Sản Xuất Ốc Hương Giống Kỹ Thuật Sản Xuất Ốc Hương Giống

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ thủy sản) đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống ốc hương và đã được chuyển giao đến nhiều địa phương trong cả nước. Sau đây sẽ giới thiệu quy trình sản xuất giống ốc hương.

Sunday. December 23rd, 2012