Home / Hải sản / Ốc hương

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm

Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm
Publish date: Sunday. December 23rd, 2012

Untitled Document<p>Hiện nay có bốn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi trong đăng, nuôi lồng, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể xi măng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiện, vì trí của từng vùng mà chọn loại hình nuôi cho thích hợp. </p><p><strong>I. Nuôi Ốc Hương Trong Đăng, Lồng</strong></p><p><strong>1. Yêu cầu điều kiện nuôi</strong></p><p>Phải chọn nơi có vùng nước trong sạch, không bị ô nhiễm để đặt lồng hoặc cắm đăng nuôi ốc. Cần quan tâm đến các điều kiện sau:</p><p><strong>- Chất đáy:</strong> chất đáy phải là chất cát hoặc cát san hô, ít bùn.</p><p><strong>- Độ mặn:</strong> độ mặn của nước ổn định trong khoảng 25 – 30%.</p><p><strong>- Nguồn nước:</strong> nước phải trong sạch và không bị ảnh hưởng của nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa.</p><p><strong>- Độ sâu:</strong> độ sâu đặt lồng hoặc cắm đăng từ 1,5m nước trở lên.</p><p><strong>2. Cấu tạo đăng, lồng</strong></p><p><strong>- Diện tích lồng:</strong> tùy theo điều kiện nuôi mà có thể làm lồng có diện tích khác nhau, thông thường là từ 1 – 4m2.</p><p>- Khung lồng làm bằng sắt, có lưới bảo vệ bên ngoài nhằm ngăn không cho cá dữ, cua, ghẹ lọt vào ăn ốc. Lồng nuôi phải được chôn sâu dưới lớp cát đáy khoảng 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình.</p><p>- Đăng làm bằng tre, có bao lưới xung quanh nhằm ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Độ cao lưới cắm đăng phải vượt trên mức nước thủy triều cao nhất là 1m để ốc không bị sóng đánh ra ngoài. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài.</p><p><strong>3. Thả giống</strong></p><p><strong>- Chọn giống:</strong> ốc giống có kích thước tối thiểu từ 8.000 – 1.000 con/kg trở lên.</p><p><strong>- Mật độ thả giống:</strong> thả khoảng 500 đến 1000 con/m2.</p><p><strong>- Cách thả giống:</strong> trước khi thả ốc hương giống cần phải để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, không được thả ngay để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.</p><p><strong>4. Chế độ cho ăn</strong></p><p><strong>- Thức ăn:</strong> thức ăn của ốc hương bao gồm cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt…</p><p><strong>- Cho ăn:</strong> mỗi ngày cho ốc hương ăn một lần vào buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi.</p><p><strong>+ Tháng thứ nhất:</strong> lượng thức ăn chiếm 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ hai:</strong> lượng thức ăn chiếm 10 – 15% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ ba:</strong> lượng thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ tư về sau:</strong> lượng thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng thân ốc nuôi.</p><p><strong>- Cách cho ăn:</strong></p><p>+ Đối với cá nhỏ thì có thể để nguyên con thả vào cho ốc ăn.</p><p>+ Đối với trai, sò, hầu…thì cần đập vỡ vỏ rồi thả vào cho ốc ăn.</p><p>+ Đối với cua, ghẹ: phải lột mai, đặp bể càng trước khi cho ăn.</p><p><strong>5. Chế độ chăm sóc</strong></p><p>- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò…ra khỏi lồng để tránh ô nhiễm nước.</p><p>- Thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời dịch hại để diệt trừ, thường xuyên làm vệ sinh lồng lưới, thu lượm rác rưới mắc trên lưới để nước lưu thông.</p><p>- Trường hợp đáy lồng quá bẩn và có mùi hôi thì sẽ làm cho ốc hương không ăn và yếu dần. Gặp trường hợp này cần chuyển lồng sang vị trí mới. Đối với nuôi trong đăng cắm cố định thì cần ngăn thành nhiều ngăn, chuyển ốc hương sang ngăn mới khi đáy ngăn cũ nuôi lâu ngày bị bẩn.</p><p><strong>6. Thời gian nuôi</strong></p><p>Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 đến 6 tháng, tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý, chăm sóc.</p><p><strong>7. Thu hoạch</strong></p><p>- Khi ốc nuôi đạt kích thước khoảng từ 90 – 150 con/kg thì có thể thu hoạch để bán thương phẩm.</p><p><strong>- Cách thu hoạch:</strong></p><p>Ốc hương nuôi trong đăng, thu hoạch bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt.</p><p>Ốc hương nuôi trong lồng, thu hoạch bằng cách nhấc lồng lên rồi nhặt ốc.</p><p>- Ốc hương sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai hoặc trong bể từ 1 đến 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất bán.</p><p><strong>II. Nuôi Ốc Hương Trong Ao</strong></p><p><strong>1. Điều kiện ao nuôi</strong></p><p><strong>- Vị trí ao:</strong> nên chọn vị trí ao nuôi gần biển để có thể lấy nước và tháo nước dễ dàng.</p><p><strong>- Nguồn nước:</strong> Ao nuôi phải có nguồn nước trong sạch, không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa.</p><p>- Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh mép nước để ngăn không cho ốc bò lên bờ. Ở cống cấp nước phải có lưới chắn để ngăn không cho cá dữ, cua, ghẹ vào ăn ốc con.</p><p>- Trước khi cho ốc giống vào nuôi, phải tẩy dọn ao sạch sẽ và diệt trừ dịch hại.</p><p><strong>2. Môi trường nước ao</strong></p><p><strong>- Độ mặn:</strong> độ mặn duy trì ổn định từ 25 – 30%.</p><p><strong>- pH:</strong> độ pH thích hợp từ 7,5 – 8,5</p><p><strong>- Độ sâu của ao:</strong> ao nuôi nên có độ sâu từ 1 đến 1,2m để đảm bảo nhiệt độ nước từ 26 – 30độ C.</p><p><strong>3. Thả giống</strong></p><p><strong>- Chọn ốc giống:</strong> chọn ốc giống có kích cỡ khoảng từ 5000 – 6000 con/kg.</p><p><strong>- Mật độ thả:</strong> có thể thả nuôi từ 50 đến 100 con/m2.</p><p>Trước khi thả ốc vào ao nuôi, phải để ốc thích nghi dần với nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước, không được thả ngay, để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.</p><p><strong>4. Chăm sóc quản lý</strong></p><p><strong>- Thức ăn:</strong> thức ăn của ốc hương bao gồm cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt…</p><p><strong>- Cho ăn:</strong> mỗi ngày cho ốc hương ăn một lần vào buổi chiều tối, lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi.</p><p><strong>+ Tháng thứ nhất:</strong> lượng thức ăn chiếm 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ hai:</strong> lượng thức ăn chiếm 10 – 15% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ ba:</strong> lượng thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ tư về sau:</strong> lượng thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng thân ốc nuôi.</p><p><strong>- Cách cho ăn:</strong></p><p>+ Đối với cá nhỏ thì có thể để nguyên con thả vào cho ốc ăn.</p><p>+ Đối với trai, sò, hầu…thì cần đập vỡ vỏ rồi thả vào cho ốc ăn.</p><p>+ Đối với cua, ghẹ: phải lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.</p><p>+ Thức ăn được thả vào các sàn hoặc vó, đặt đều khắp trong ao.</p><p>- Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn thừa để điều chỉnh hệ số thức ăn cho phù hợp.</p><p>- Vào mỗi buổi sáng vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò…trong các sàn ăn hoặc vó ra khỏi ao để tránh ô nhiễm nước trong ao.</p><p>- Trường hợp nuôi lâu đáy ao quá bẩn và có mùi hôi thì ốc hương sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang ao mới và cải tạo lại ao cũ sạch sẽ trước khi dùng lại.</p><p>- Thay nước thường xuyên để giữ môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ là điều kiện tốt giúp cho ốc lớn nhanh và không bị bệnh tật.</p><p><strong>Lưu ý:</strong></p><p>- Trong quá trình nuôi, thường xuyên chú trọng đến yếu tố nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi.</p><p>- Khi nuôi ốc hương với mật độ cao phải đảm bảo môi trường nước luôn trong sạch. Phải sử dụng máy quạt nước, sục khí thường xuyên để tránh hiện tượng thiếu oxy do ô nhiễm đáy ao.</p><p><strong>5. Thời gian nuôi</strong></p><p>Thời gian nuôi ốc hương khoảng từ 5 đến 6 tháng, tùy theo điều kiện chăm sóc và điều kiện môi trường ao nuôi.</p><p><strong>6. Thu hoạch</strong></p><p>- Khi ốc nuôi đạt kích thước cỡ 90 – 150 con/kg thì có thể thu hoạch để bán thương phẩm.</p><p><strong>- Cách thu hoạch:</strong></p><p>+ Tháo cạn nước trong ao, nhặt ốc bằng tay hoặc dùng cào sắt để gom ốc.</p><p>+ Khi rút cạn nước, ốc thường chui sâu trong lớp đáy ao, vì vậy nhặt bắt kỹ để tránh bỏ sót ốc trong ao.</p><p>- Sau khi thu hoạch, cần nhốt ốc trong giai hoặc trong bể từ 1 đến 2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ.</p><p><strong>III. Kỹ Thuật Nuôi Ốc Hương Trong Ao</strong></p><p>Nuôi ốc hương trong bể xi măng có nhiều ưu điểm như dễ quản lý về môi trường nuôi, dễ quản lý dịch hại, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp.</p><p><strong>1. Thiết kế và xây dựng trại nuôi</strong></p><p><strong>a) Chọn địa điểm xây dựng trại nuôi</strong></p><p>- Trại nuôi phải xây dựng tại nơi có nguồn nước trong sạch, độ mặn ổn định trên 30%, không bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp hay chất thải sinh hoạt.</p><p>- Trại nuôi nên xa khu dân cư, có điều kiện thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông và các dịch vụ sinh hoạt khác.</p><p>- Nếu có thể thì nên xây trại ở gần điểm sản xuất con giống, nơi tiêu thụ sản phẩm là tốt nhất.</p><p><strong>b) Quy trình trại nuôi</strong></p><p>Tùy vào từng điều kiện, căn cứ vào vị trí, diện tích hiện có mà xây dựng trại cho phù hợp.</p><p>- Các công trình trong trại phải liên hoàn và thuận tiện cho việc sản xuất.</p><p>- Các hạn mục: khu vực chứa cát dự trữ, nguồn nước dự trữ, hệ thống nước, hệ thống sục khí, hệ thống điện phải được chủ động và quản lý chắt chẽ.</p><p>- Trại cũng cần xây dựng thêm bể xử lý nước thải để đảm bảo môi trường.</p><p><strong>c) Xây dựng bể nuôi</strong></p><p>- Diện tích bể: tùy thuộc vào diện tích hiện có cũng như khả năng kinh tế và trình độ quản lý của hộ nuôi mà xây dựng bể cho phù hợp. Diện tích bể phổ biến hiện nay thường là 6 x 2,5 x 1m.</p><p>- Bể nuôi nên xây dựng bằng vật liệu xi măng, thành bể được cáng láng. Bể phải có lỗ thoát nước để thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như xả cạn toàn bộ nước nuôi khi cần thiết.</p><p>- Đáy bể nên lót một lớp cát mịn có độ dày phù hợp. Lưu ý cát quá ít sẽ không đủ cho ốc vùi mình; nếu cát quá nhiều thì sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh và quản lý môi trường nuôi. Do đó trọng lượng cát tốt nhất chỉ nên dày 1,5 – 3cm đối với ốc thả nuôi từ 2,5 – 4 tháng và 3 – 4 cm đối với giai đoạn còn lại.</p><p><strong>Lưu ý:</strong> Cát trước khi đưa vào bể nuôi phải được sàng qua lưới để loại bỏ cát lớn, đá sỏi. Có thể xử lý cát bằng 1 số hóa chất như thước tím 100ppm hoặc Formol 50ppm để khử trùng, sau đó rửa sạch và đưa vào bể nuôi.</p><p><strong>2. Thả giống</strong></p><p><strong>a) Lựa chọn con giống</strong></p><p>- Nên chọn con giống có kích cỡ đồng đều, không bị biến dạng, có màu sắc đặc trưng.</p><p>- Cần chú ý loại bỏ ốc bị bể vỏ mà đặt biệt là phần cuối của vỏ.</p><p>- Nên mua con giống tại những trại giống uy tín.</p><p><strong>b) Mật độ nuôi</strong></p><p>Tùy theo tháng tuổi của ốc hương mà mật độ nuôi khác nhau:</p><p><strong>- Ốc hương ở tháng tuổi thứ nhất:</strong> mật độ nuôi từ 800 – 1.000 con/m2</p><p><strong>- Ốc hương ở tháng tuổi thứ hai:</strong> mật độ nuôi từ 500 – 800 con/m2</p><p><strong>- Ốc hương ở tháng tuổi thứ nhất:</strong> mật độ nuôi từ 200 – 300 con/m2</p><p><strong>- Ốc hương ở tháng tuổi thứ tư về sau:</strong> mật độ nuôi từ 100 – 200 con/m2</p><p><strong>c) Vận chuyển ốc hương giống</strong></p><p>Việc vận chuyển ốc hương giống phổ biến hiện nay là dùng phương pháp làm lạnh nước biến bằng đá tới 25 – 26 độ C. Ốc giống được ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút rồi cho vào bao, bơm oxy và cho vào thùng xốp để vận chuyển. Chỉ nên vận chuyển khoảng 10kg ốc giống/thùng.</p><p>Khi vận chuyển ốc hương về đền trại cần mở nắp thùng ra để ốc thích nghi dần với nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước. Không được thả ốc ngay vào để để tránh hiện tượng gây sốc nhiệt.</p><p><strong>d) Cách thả giống</strong></p><p>- Căn cứ vào số lượng ốc của từng bể, sau đó cân để định số lượng ốc rồi thả vào bể.</p><p>- Chỉ thả ốc vào bể khi đã hồi phục và thích ứng với điều kiện môi trường. Cần thả đều ở tất cả các vị trí của bể nuôi.</p><p><strong>3. Thức ăn</strong></p><p>Thức ăn của ốc hương là tôm, cá, thịt nghêu băm nhỏ (đã bỏ xương, vỏ)…Đối với thức ăn có kích cỡ lớn, phải băm nhỏ và rửa sạch trước khi cho ăn nhằm hạn chế ô nhiễm nước.</p><p>Thức ăn được rải đều khắp bể nuôi vì ốc hương giai đoạn nhỏ chỉ vận động được trong một bản kính nhất định.</p><p>Mỗi ngày cho ốc hương ăn hai lần ở 3 tháng đầu và một lần ở tháng th71 4 trở đi. Thời điểm cho ốc ăn là vào buổi chiều tối. Lượng thức ăn tùy theo tháng tuổi:</p><p><strong>+ Tháng thứ nhất:</strong> lượng thức ăn chiếm 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ hai:</strong> lượng thức ăn chiếm 10 – 15% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ ba:</strong> lượng thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng ốc nuôi.</p><p><strong>+ Tháng thứ tư về sau:</strong> lượng thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng thân ốc nuôi.</p><p><strong>4. Chăm sóc</strong></p><p>- Phải đảm bảo thức ăn cho ốc cả về số lượng và chất lượng. Vào mỗi buổi sáng nên vớt tất cả thức ăn thừa ra khỏi bể trước khi thay nước và cho ăn nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước.</p><p>- Ngoài việc cho ăn hàng ngày, nên trộn thêm vitamine C, B1…vào trong thức ăn để giúp ốc sinh trưởng nhanh và tăng khả năng đề kháng của cơ thể.</p><p>- Hằng ngày nên thay từ 50 – 70% nước trong bể. Định kỳ vệ sinh bể và thay lớp cát đáy, ít nhất mỗi tuần một lần.</p><p>- Trường hợp đáy bể quá bẩn, có mùi hôi, ốc sẽ không ăn và yếu dần, cần chuyển ốc sang bể mới và vệ sinh bể sạch sẽ trước khi dùng lại.</p><p>- Cần thường xuyên kiểm tra bể nuôi, nếu cần thiết nên dùng ống nhựa đường kinh 1 – 1,2cm dán xung quanh thành bể (cách mặt nước khoảng 1 cm) nhằm ngăn không cho ốc lên thành hay thoát ra ngoài.</p><p>- Điều chỉnh hệ thống sục khí để đảm bảo sao cho vừa đủ, không quá mạnh hay quá yếu. Phải đảm bảo sục khí liên tục 24/24 giờ để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan > 4,5mg/l.</p><p>- Những ngày mưa lớn (nếu trại bị ảnh hưởng lớn) cần xả bớt lớp nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống dưới 20%.</p><p>- Cần che bớt ánh sáng trong bể bắng lưới chắn nắng để nhiệt độ trong bể nuôi không quá 32 độ C vào mùa hè.</p><p><strong>5. Thời gian nuôi</strong></p><p>Thông thường thời gian nuôi từ 5 – 7 tháng, tùy theo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.</p><p><strong>6. Thu hoạch</strong></p><p>- Khi ốc đạt kích thước cỡ 90 – 150 con/kg thì có thể thu hoạch bán thương phẩm.</p><p>- Cách thu hoạch như sau: tháo cạn nước trong bể. Sau đó dùng tay bắt toàn bộ ốc trong bể. Có thể dùng miếng nhựa xúc cả ốc và cát sàng qua cỡ mắt lưới phù hợp để có thể chọn ốc đạt tiêu chuẩn, vừa loại được những con ốc nhỏ.</p><p>- Những con đủ kích cỡ thương phẩm thì thu riêng, còn lại những con chưa đủ tiêu chuẩn thu hoạch thì đưa vào bể nuôi khác có con giống cùng kích cỡ để tiếp tục nuôi cho đến kích thước thương phẩm. </p>

Related news

Nhân Giống Ốc Hương Ở Bình Định Nhân Giống Ốc Hương Ở Bình Định

Ốc hương là loài thủy sản sống trong môi trường nước biển tự nhiên, có độ mặn khoảng 30-34 phần ngàn, có nhiều ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Lâu nay ngư dân chỉ biết khai thác từ tự nhiên. Vài 3 năm trở lại đây Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ Thủy sản) đã cho sinh sản nhân tạo thành công ốc hương và chuyển giao quy trình nhân giống, cung cấp giống bố mẹ và nguồn giống tảo lục làm thức ăn cho ấu trùng cho các tỉnh. Tiếp nhận quy trình này, Trạm Thực nghiệm Giống nuôi trồng thủy sản Cát Tiên (thuộc Trung tâm khuyến ngư và Nghiên cứu ứng dụng thủy sản Bình Định) đã nhân giống ốc hương thành công.

Saturday. December 17th, 2011
Ốc Hương Đang .... Lên Huơng Ốc Hương Đang .... Lên Huơng

Năm 2000 ở huyện Vạn Ninh, đi đâu cũng nghe người dân bàn tán về chuyện nuôi ốc hương xuất khẩu. Những 'ông trùm' tôm hùm cũng trực tiếp đến hoặc điện thoại tới Trung tâm Nghiên cứu thủy sản (NCTS) III (BộThủy sản) để hỏi cụ thể về giống và kỹ thuật nuôi. Vừa qua, chúng tôi đã gặp Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Thu - Phó Giám đốc Trung tâm NCTS III, tác giả của công trình khoa học (CTKH) cho ốc hương (Babyloniareolata, link 1807) sinh sản nhân tạo để tìm hiểu thêm mô hình nuôi ốc hương thương phẩm còn rất mới mẻ ở Việt Nam.

Thursday. January 12th, 2012
Cách Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm Cách Nuôi Ốc Hương Thương Phẩm

Tùy từng điều kiện tự nhiên mà chọn loại hình nuôi ốc hương thương phẩm: nuôi đăng hoặc lồng, nuôi ao đất, nuôi bể xi-măng.

Saturday. December 25th, 2010
Bài Học Thất Bại Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận Bài Học Thất Bại Nuôi Ốc Hương Ở Ninh Thuận

Chỉ vì lợi nhuận cao trước mắt nên bỏ qua quy hoạch cũng như khuyến cáo của các ngành chức năng, người dân thôn Mỹ Tâm, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận đã ồ ạt nuôi ốc hương và phải trả giá bằng thất bại.

Thursday. February 17th, 2011
Ương Giống Ốc Hương Ương Giống Ốc Hương

Bể ương cọ rửa, tẩy trùng bằng chlorin nồng độ 100ppm, rửa sạch bể bằng nước biển sạch, để khô. Dùng ống nhựa dán xung quanh thành bể, cách đáy bể 50cm để ngăn không cho ốc bò lên khỏi mặt nước. Bố trí sục khí đều trong bể. Khí điều chỉnh vừa đủ, không qúa mạnh hay qúa yếu.

Saturday. December 17th, 2011