Nuôi Lươn Trong Bể Xi Măng Cho Thu Nhập Cao

Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Phạm Văn Thức, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ kết quả ban đầu đạt được, anh Thức đang có kế hoạch đầu tư mở rộng tại nhà, đồng thời xin thành lập HTX để huy động nhiều người cùng tham gia.
Sau thời gian tham gia lớp tập huấn nuôi lươn do Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tổ chức và học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh miền Tây, anh Phạm Văn Thức, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang (huyện Châu Đức) đã đầu tư 120 triệu đồng xây dựng 15 hồ nuôi lươn thịt, lươn giống với diện tích khoảng 200m2. Vận dụng những kiến thức có được đồng thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau hơn một năm nuôi, những bể lươn đầu tiên đã thành công ngoài sự mong đợi của anh. Mới đây nhất, đầu tháng 10 vừa qua, anh đã xuất gần 8 tạ lươn thịt, với giá 128.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí con giống, thức ăn, nhân công… anh Thức thu lãi 70 triệu đồng. Anh Thức cho biết, đối với lươn thịt thì nuôi khoảng 4-6 tháng là xuất được, còn lươn giống thì nuôi khoảng 2 tháng là bán. Con giống thì anh gom mua từ các tỉnh miền Tây do người dân đánh bắt thiên nhiên, với giá khoảng 130.000 đồng/kg. Nuôi lươn không quá khó, chỉ mất thời gian khoảng vài tháng đầu là phải chăm sóc cẩn thận, chú ý điều chỉnh nước, độ pH… Về diện tích nuôi, người dân có thể tận dụng đất vườn để xây bể. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ lươn lại rất tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện tại, lươn thịt và lươn giống của trang trại anh Thức được xuất đi ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào.
Nhận thấy đây là mô hình sản xuất tiềm năng, anh Thức đã có kế hoạch sẽ đầu tư thêm 250 triệu đồng để xây 32 hồ nuôi lươn thịt và khu sinh sản. Với việc đầu tư khu sinh sản này sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển lươn giống và quan trọng tránh được tình trạng hao hụt. Bởi hiện nay, nguồn lươn giống chủ yếu là từ đánh bắt lươn con trong tự nhiên. Thế nhưng, do lươn giống bị đánh bắt bằng nhiều cách khác nhau trong đó có cả bằng xung điện, mồi thuốc nên con giống không đồng đều, tỷ lệ hao hụt lớn, hiệu quả nuôi chưa cao. Hiện tại, anh Thức đang tập trung cho mẻ lươn mới, dự kiến sẽ được xuất vào dịp Tết năm nay với khoảng 1,5 tấn lươn thịt và hơn 1 tấn thịt lươn giống.
Cùng với mô hình nuôi lươn, anh Thức cũng đang nuôi gần 22 tấn trùn quế trên diện tích khoảng 300m2. Đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, không những dùng để làm thức ăn cho lươn mà còn đủ cung cấp bán cho các hộ nuôi tôm, trại nuôi gà... Anh Thức tính toán, với cách làm này, trung bình mỗi tháng gia đình anh thu lãi hơn 40 triệu đồng từ tiền bán lươn thịt, lươn giống và trùn quế.
Để nhân rộng mô hình nuôi lươn, anh Thức đang hoàn tất các thủ tục để thành lập hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Châu Đức, trong đó mô hình nuôi lươn là chủ đạo. Dự kiến, tháng 11 này sẽ ra mắt HTX với 9 xã viên, số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Hiện tại, 9 xã viên này cũng đang nuôi lươn trong địa bàn xã, tuy nhiên mô hình nhỏ, thị trường đầu ra không ổn định. Vì thế, việc thành lập HTX sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tìm kiếm thị trường, đồng thời được cung cấp con giống bảo đảm, tránh tình trạng phải mua trôi nổi trên thị trường.
Related news

Toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có 348.870 con heo, giảm 9,2% so với cùng kỳ, trong đó có 45.210 con heo nái và 378 heo đực giống. Hiện chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, gia trại (dưới 200 con/hộ) có 8.412 cơ sở với 173.680 con, chiếm 49,7% so với tổng đàn. Chăn nuôi trang trại 149 cơ sở với 175.190 con, chiếm 50,3% so với tổng đàn.

Hiện Bình Phước đang cùng chung đà giảm của thị trường heo khu vực phía Nam. Nguyên nhân tác động kéo giá heo giảm chủ yếu do tổng đàn heo tăng và do các thông tin bất lợi của việc sử dụng chất cấm ở tỉnh Đồng Nai...

Cách đây 7 năm, nhiều người đã biết đến anh Hoàng Văn Điền ở xã Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình với cái tên gọi khác “Tỷ phú tuổi 30”.

Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn (hàm lượng dinh dưỡng), chủng loại thức ăn (hỗn hợp dạng viên), nhiệt độ môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe và sinh lý của con vật, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi (nuôi nhốt, nuôi thả)...

Chiều 14/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm trên diện tích hơn 139 ha, với 72 hộ dân tham gia.