Thành phố Cà Mau triển khai mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm
Tổng kinh phí đầu tư mô hình là 538 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư cho lúa giống và tôm giống 30%, phần còn lại là vốn đối ứng của nông dân, theo hình thức liên kết 4 nhà. Tại đây người dân còn được hỗ trợ về kỹ thuật canh tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và bao tiêu sản phẩm. Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, thực hiện mô hình này năng suất lúa ước đạt 5 tấn/ha, năng suất tôm 342 kg/ha. Như vậy trừ chi phí người nông dân thu lãi bình quân hơn 54 triệu đồng/ha.
Thực hiện mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm giúp người dân giảm chi phí sản xuất, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, phục hồi được nguồn lợi thủy sản và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Related news
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống.
Qua khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đến nay, 70% cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau sản xuất với qui mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế.
Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".
Xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh do nhu cầu của thị trường tăng. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đàng Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu.
Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.