Nuôi lợn siêu nạc, bỏ túi 300 triệu đồng/năm

Lúc chúng tôi đến thăm, bà Đào đang tất bật đổ cám cho đàn lợn, con nào con nấy mông vai nở nang béo tròn, nhìn rất thích mắt. Ngơi tay trò chuyện, bà Đào cho biết, hiện mỗi năm gia đình bà duy trì 12 lợn nái. Trung bình mỗi lứa, mỗi lợn nái đẻ 12 con, bà để nuôi thành lợn thương phẩm, sản lượng xuất ra thị trường đạt khoảng 24 tấn thịt/năm, với giá bán khoảng trên dưới 45.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu vào, gia đình bà có mức thu nhập trên dưới 300 triệu đồng/năm.
“Thời gian đầu, nuôi lợn nái gặp nhiều khó khăn, do đây là giống lợn mới, chúng tôi còn lúng túng, nhưng một thời gian sau cố gắng học hỏi, mua sách kỹ thuật về học thì áp dụng được luôn” – bà Đào nhớ lại.
Từ 2 lợn nái ban đầu, đẻ ra lứa nào, ông bà đều để nuôi. Để tiết kiệm chi phí thức ăn, vợ chồng bàn nhau nấu rượu vừa để bán, vừa để lấy bã nuôi lợn. Nói về kinh nghiệm nuôi lợn siêu nạc, bà Đào cho biết: Để mọi hoạt động của lợn không bị xáo trộn, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn lợn, người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy cho lợn nhanh lớn.
Trong quá trình nuôi lợn, chủ trang trại cần quan sát, kiểm tra định kỳ mọi hoạt động diễn biến bất thường của từng con lợn để có biện pháp phòng chống kịp thời; kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, hàm lượng thức ăn… để có sự điều chỉnh cho thích hợp.
Related news

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.