Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.
Trước khi mở trang trại nuôi lợn rừng, gia đình anh Hoan làm kinh doanh. Đi nhiều nơi, thấy nhiều người nuôi lợn rừng hiệu quả, năm 2007 anh quyết định làm trang trại. Số tiền anh đầu tư xây chuồng trại lên tới 1 tỷ đồng. Từ 16 con nái và 2 con đực giống ban đầu, đến nay trang trại của anh có 45 lợn rừng nái và 3 con lợn đực giống. Mỗi năm anh xuất chuồng 2 lứa, trong đó 2/3 số lợn bán giống (400 con) và gần 250 con lợn thịt. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của anh không chỉ ở Hải Dương mà cả Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.
Anh Hoan nhớ lại: “Năm đầu tiên, do chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm, lợn mẹ đẻ 7-8 con thì chết một nửa”. Theo anh Hoan, nuôi lợn rừng muốn thành công, quan trọng là phải áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm; khu nuôi rộng rãi, thoáng mát và phải có nhiều cây xanh. Trong trang trại, anh trồng 300 gốc xoài, vừa cho đàn lợn rừng có bóng mát, vừa có quả bán.
Ngoài lợn rừng, anh còn nuôi nhím, dúi, cá. Với cá, anh chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép. Với diện tích 2.000m2 ao, mỗi năm anh thu khoảng 7-8 tấn cá. Ngoài ra, anh còn nuôi gần 100 con vịt. Thành công trong nuôi lợn rừng, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết của mình với mọi người. Nhiều người đến mua lợn giống đều được anh chỉ bảo tận tình cách chăm sóc, phòng bệnh và kỹ thuật.
Trang trại của anh Hoan đã tạo việc làm ổn định cho 2 lao động địa phương, với lương 4,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn thuê một cán bộ thú ý (lương 5 triệu đồng/tháng) để chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn rừng.
Từ năm 2008 đến nay, anh Hoan liên tục được Hội ND tỉnh khen thưởng về thành tích SXKD giỏi; được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích sản xuất cây, con mới. Năm 2011, anh được T.Ư Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của.
Related news

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.