Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Lai Vung (Đồng Tháp)
Hiện nay, trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có khoảng 50 hộ chăn nuôi heo áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái (còn gọi là công nghệ nuôi heo không phân), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường.
Điển hình là năm 2011 gia đình anh Trần Anh Khoa, ấp Long Hòa, xã Long Hậu, huyện Lai Vung đã cải tạo hệ thống chuồng trại và áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men với diện tích 30 m2. Kết quả, đàn heo phát triển tốt, ít bệnh, tăng trưởng nhanh.
Anh Trần Anh Khoa cho biết: Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái rất tiện lợi, hạn chế được mùi hôi, công chăm sóc cũng giảm, ít tiêu điện nước. Còn nuôi heo theo truyền thống trên nền xi măng thì tốn chi phí điện nước và công chăm sóc, có thể tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi, giảm 50% nhân công lao động do không cần tốn công dọn, rữa chuồng trại; tiết kiệm 10% thức ăn do khả năng tiêu hoá, nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót hấp thụ của vật nuôi tốt hơn. Đồng thời không gây ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cách làm đệm lót sinh thái cũng khá đơn giản, nguyên liệu được sử dụng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Người nuôi chỉ cần tưới nước cho nền ước, tưới dịch men và rắc phân cám trộn với men vi sinh, sau đó đảo cho đều, dùng nylon đậy lại. Sau 2 - 3 ngày, lấy tấm nylon ra và xới lên, sau 1 giờ có thể thả heo vào nuôi.
Với diện tích đệm lót khoảng 20 m2 có thể nuôi 15 con heo và có thời sử dụng trong 4 năm. Sau đó, có thể tận dụng đệm nuôi làm phân bón cho cây trồng. Đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn heo. Khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ mang lại nhiều lợi ích do men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tiêu hóa tốt, giảm tỉ lệ các vi sinh vật gây bệnh, làm tăng khả năng hấp thụ a xít amin, từ đó cho chất lượng thịt nạt cao. Bên cạnh đó, nhiệt từ hoạt động lên men vi sinh sẽ giúp giữ ấm cho vật nuôi vào mùa lạnh.
Ông Huỳnh Minh Trí - Trưởng phòng Tài nguyên Môi Trường huyện nhận định: phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái có rất nhiều ưu điểm so với nuôi heo theo truyền thống trước đây. Với mô hình này, phân và nước tiểu của gia súc thải ra sẽ được vi sinh phân giải hầu như hoàn toàn, do đó vấn đề ô nhiễm giảm đáng kể. Đặc biệt, mùi hôi thối giảm hơn 95%.
Ông Hồ Thanh Hoàng - Phó trưởng trạm Khuyến Nông huyện Lai Vung cho biết: áp dụng mô mình nuôi heo trên đệm lót sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm được chi phí, tăng thêm lợi nhuận. Thời gian tới, trạm Khuyến Nông huyện phối hợp trung tâm Khuyến Nông tỉnh sẽ tổ chức hội thảo ở các xã, thị trấn trong huyện để giới thiệu về những ưu điểm của mô hình nhằm khuyến khích, hướng dẫn nông dân áp dụng chăn nuôi heo theo hướng hiện đại để phát triển kinh tế gia đình.
Related news
Trong những năm gần đây diện tích ngô vụ đông trên địa bàn huyện Hạ Hòa giảm dần. Nguyên nhân do yêu cầu khắt khe về thời vụ, ngô phải gieo trước ngày 30-9, trong khi đó lao động đi làm ăn xa, hoặc chọn công việc khác thu nhập cao hơn dẫn đến thiếu lao động khi vào mùa vụ. Hơn nữa, thời điểm thu hoạch lúa mùa, gieo trồng ngô đông thường mưa nhiều nên cũng làm chậm tiến độ sản xuất.
Tham gia đoàn giám sát chúng tôi thấy rất thấm thía về thực trạng hoạt động của các nông, lâm trường. Sau khi rà soát đánh giá thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng, kể cả với cơ quan chuyển đổi
Ngày 27.8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại biến khoai tây Trung Quốc thành khoai Đà Lạt.
Xuất khẩu giảm, giá cả trên thị trường thế giới cạnh tranh, chi phí tài chính tăng... khiến nhiều doanh nghiệp cá tra giảm lãi tới vài trăm phần trăm, thậm chí lỗ.
Sau 128 ngày, tàu cá vỏ thép mang tên Hải Cảng 1 đã được công ty TNHH MTV đóng Tàu Cam Ranh (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) thi công hoàn thành và bàn giao cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng (TP Quy Nhơn, Bình Định).