Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học, Lợi Nhuận Tăng Gấp 3 Lần

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.
Dự án được triển khai thực hiện tại 2 hộ chăn nuôi của ông Phạm Văn Cơ và ông Võ Văn Tược, cùng ở ấp Ba Ngàn, xã Đại Thành trên tổng đàn heo là 8 con. Tham gia dự án, hộ nuôi được hỗ trợ 30% giá trị con giống, sửa chữa chuồng nuôi và 100% giá trị đệm lót sinh học. Sau hơn 3 tháng thực hiện cho thấy chi phí thức ăn giảm 10%; heo không bị bệnh, ngoài ra còn tiết kiệm được tiền điện, nước và công chăm sóc.
Sau khi xuất chuồng, lợi nhuận thu được cao hơn gần 3 lần so với cách nuôi thông thường. Ngoài tăng hiệu quả kinh tế, mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một đệm lót sinh học có thể sử dụng cho 5 vụ nuôi, với chi phí đệm lót cho một chuồng nuôi 10m2 tương đương 2,4 triệu đồng.
Related news

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.

“Mức độ thông luồng ổn định, giải quyết ách tắc tàu thuyền ra vào, ngư dân đánh bắt cá dễ dàng. Sau khi thông luồng, nhiều tàu vươn khơi đánh bắt và nhiều nhà đã kiếm được bạc tỷ. Lòng ai cũng vui!" - cụ Nguyễn Minh Anh, 69 tuổi, thôn Tân Thạnh, xã Nghĩa An cho biết.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Việc mời gọi đầu tư vào các DA nói trên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt cá ngừ đại dương, tăng thu nhập cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.