Kiểm tra chữ đường trước khi vào vụ

Trước đó, UBND tỉnh Hậu Giang, ngành nông nghiệp và các nhà máy đường trên địa bàn đã có cuộc họp để thống nhất thời gian vào vụ ép mía đường 2015-2016.
Theo đó, Cty TNHH Mía đường Cồn Long Mỹ Phát đề xuất thời gian vào vụ từ cuối tháng 8. Hai nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là Vị Thanh và Phụng Hiệp dự kiến vào vụ từ ngày 10/9. Lý do Long Mỹ Phát muốn vào vụ sớm hơn là do vùng mía nguyên liệu của Cty chủ yếu là giống chín sớm ROC 16, lại tập trung ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, dễ bị ngập úng khi có nước lũ đổ về.
Niên vụ mía đường 2015 - 2016, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 11.587/11.400 ha theo kế hoạch, trong đó gần 97% diện tích đã được ký hợp đồng bao tiêu. Giá bao tiêu của CASUCO là 830 đ/kg (bằng giá niên vụ trước) đối với mía 10 chữ đường, thu mua tại cầu cảng nhà máy; Cty Long Mỹ Phát bao tiêu giá 750 đ/kg tại mũi ghe thu mua, không tính chữ đường (mua xô).
“Dự kiến năng suất mía của Hậu Giang niên vụ này đạt 90 tấn/ha, sản lượng hơn 1 triệu tấn. Theo tính toán, trung bình mỗi ngày 3 nhà máy trên địa bàn ép khoảng 9.000 tấn mía cây, tương đương 2.700 ha/tháng. Với công suất này, trong vòng 90 ngày, có thể ép hết diện tích mía có nguy cơ ngập lũ của tỉnh, không cần sự chi viện của các nhà máy khác trong khu vực như các năm trước”, ông Đời cho biết thêm.
Related news

Hội nghị tại TP Đà Nẵng ngày 15/4/2014 “Về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ NN-PTNT xây dựng “Nghị định về một số chính sách thủy sản”. Sau hơn 1 tháng thực hiện, Bộ NN-PTNT đã xây dựng hoàn thành bản dự thảo.

Hơn một năm nay, trên một vùng đất hoang ở ấp Tân Thuận, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) xuất hiện một trang trại trồng rau muống theo mô hình rau sạch. Chủ trang trại này là một người đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù trong tháng 4 vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm nhưng dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới.

Anh Phạm Thế Hoàng (ngụ khóm Bình Khánh 3, phường Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang) trồng đậu phộng trên cát thu lãi 10 triệu đồng/công.

Trong 2 vụ sản xuất vừa qua, nhiều hộ dân trồng lúa ở khu vực ấp 3, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) rất bức xúc vì tình trạng lúa chết mà nguyên nhân nghi do Hợp tác xã (HTX) lấy nước thải từ hầm nuôi cá lóc bơm tưới cho người dân. Đặc biệt, trong vụ hè thu này, trên 80 hộ dân ở khu vực ấp 3 tiếp tục bức xúc vì trên 40ha lúa khoảng 15 ngày tuổi đang chết dần.