Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa

3 tháng trước, cua gạch có giá 280.000 – 300.000 đồng một kg nhưng nay còn 180.000 đồng; cua loại một hiện tại có giá 120.000 đồng một kg, giảm một nửa so với trước đây…
"Với giá này, nông dân chắc chắn thua lỗ vì chi phí thức ăn, con giống quá cao”, ông Nguyễn Văn Quân, ngụ huyện Cái Nước cho biết.
Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước… Bình quân mỗi năm lượng cua biển xuất khẩu (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) của tỉnh lên đến đến vài trăm nghìn tấn, gồm nhiều loại, trong đó thị trường chính là Trung Quốc.
Ông Trương Quốc Duẫn, Phó phòng Nông nghiệp huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương này có trên 25.000 ha nuôi trồng thủy sản (tôm và cua biển kết hợp), hàng năm cung ứng ra thị trường trên dưới 3.000 tấn cua thương phẩm. Hiện trên địa bàn có 20 doanh nghiệp chuyên thu mua cua biển xuất sang Trung Quốc với quy mô lớn. Với giá cua xuống thấp như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp này đều điêu đứng.
Theo ông Duẫn, bước vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, giá cua biển cũng xuống thấp (do thời điểm gần Trung Thu, người Trung Quốc ít ăn cua biển), nhưng cũng không thấp như hiện tại.
Trao đổi với VnExpress, ông Võ Ngọc Hùng – chủ cơ sở thu mua cua biển lớn ở thị trấn Năm Căn cho biết: “Nếu trước đây, mỗi ngày tôi xuất sang Trung Quốc một tấn cua biển các loại, thì nay chỉ còn khoảng vài trăm kg”.
Theo ông Hùng, giá cua biển giảm đang tác động kép đến người nông dân và doanh nghiệp thu mua, mà nhiều nhất là hộ nuôi cua. “Doanh nghiệp có thể chủ động dừng mua khi thị trường xuất khẩu gặp khó, nhưng nông dân thì không thể dừng thu hoạch khi cua đã tới đợt khai thác”, ông Hùng nói.
Phân tích rộng hơn, ông Châu Công Bằng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho rằng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá xuống thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các mặt hàng thủy sản xuất vào thị trường này rớt giá, trong đó có cua biển Cà Mau.
“Ngành nông nghiệp đang theo dõi sát sao mọi biến động của các mặt hàng thủy sản trên địa bàn để có hướng xử lý và khuyến cáo người dân khi cần thiết”, ông Bằng nói.
Related news

Tuy không phải vụ chính nhưng sản xuất cây vụ đông ở huyện Định Hóa những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự thay đổi tư duy sản xuất của bà con với việc mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng có năng suất cao vào sản xuất...

Tuy tiềm lực không thể so sánh với các Cty có vốn ngoại, nhưng một số Cty chăn nuôi có vốn nội cũng đã và đang mạnh dạn phát triển theo hướng trở thành một Cty thực phẩm, khép kín từ đầu vào, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Một ví dụ điển hình là Cty Chăn nuôi và Chế biến Thực phẩm Sài Gòn (Sagrifood).

Với 20 xã nông thôn, đến hết tháng 10, bình quân tiêu chí của huyện đã đạt 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,9 tiêu chí/xã so với năm 2011. Đây là mức tăng mạnh không chỉ với Thái Nguyên mà còn với nhiều địa phương khác của các tỉnh trung miền núi phía Bắc (bình quân tiêu chí của các địa phương trong vùng chỉ tăng từ 5-6 tiêu chí).

Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.