Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Rừng Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Nuôi Heo Rừng Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Publish date: Wednesday. March 19th, 2014

Những tưởng vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ có gió, sóng và sản vật từ biển, nhưng rất lạ ở nơi này còn nuôi được heo rừng – vật nuôi chỉ thường nuôi ở vùng núi, trung du. Dẫu chưa phải là phổ biến song việc con heo rừng đang thích ứng tốt với điều kiện sống ở đây như một thí nghiệm hay cần được tiếp tục nghiên cứu…

Heo rừng lần đầu tiên được nuôi trên đảo Lý Sơn tại đơn vị Trạm Rada 550. Ý tưởng nuôi heo rừng là của Ban Chỉ huy trạm. Thượng tá Hồ Bá Trung – Trạm trưởng Trạm Rada 550 cho biết: Nơi đơn vị đóng quân do nhiệt độ cao, thiếu nước, nên nuôi con gì, trồng cây gì cũng khó sống.

Anh em trong đơn vị nghĩ chắc con heo rừng có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên ở đây, nên đặt mua 2 con heo rừng lai về nuôi. “Sau khi thả nuôi, heo lớn nhanh. Thức ăn dễ kiếm, chỉ là canh, cơm thừa, rau già, cỏ dại. Sau một thời gian, heo đẻ ra 4 heo con. Đơn vị quyết định để nuôi hết”.

Khuôn viên nuôi heo rừng của đơn vị được bố trí theo cách rất “thiên nhiên”, đá lởm chởm, có gốc cây làm bóng mát. Cả ngày heo cứ leo núi ủi đất, đói lại tìm cỏ, rau, cơm thừa đổ sẵn trong máng để ăn. Tối đến, kéo nhau về ngủ trong căn chuồng nhỏ xây bằng gạch, đúc mái nằm ở góc khuất gió. Cứ thế, ngày qua ngày, những con heo rừng lớn lên, sinh sôi thành đàn.

Cuối năm 2013, Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn cũng quyết định nuôi thử nghiệm 4 con heo rừng dưới chân núi sát doanh trại. Heo được chăm sóc kỹ lưỡng, cộng với môi trường sống được bố trí tự nhiên nên heo sống khỏe, lớn nhanh. Từ 4 con heo ban đầu, sau một thời gian, hai con heo cái đã đẻ ra thêm một đàn heo con gần 20 con. Tất cả đàn heo con được đơn vị đưa vào nuôi để mở rộng mô hình này.

Hằng ngày, các chiến sĩ của đơn vị tranh thủ thời gian rảnh xuống núi cắt cỏ cho heo. Để chuẩn bị thức ăn cho đàn heo rừng, các anh em trong đơn vị đã trồng thêm mì, cỏ voi, rau lang nhằm đảm bảo heo không bị “đứt bữa”.

Trạm trưởng Trạm Rada 550 Hồ Bá Trung bảo: “Nuôi heo rừng chủ yếu là để tăng chất lượng cuộc sống, cải thiện bữa ăn trong ngày lễ, tết cho anh em đơn vị. Thú thực, cũng là thịt heo nhưng thịt heo rừng ở biển có tiền cũng không dễ gì mua được. Quý và giá trị là ở chỗ ấy”.

Những chiến sĩ sau giờ huấn luyện lại cần mẫn cắt cỏ, kiếm rau chăm đàn heo rừng. Mỗi chú heo lớn lên, khỏe mạnh, sinh sản ra đàn heo con là một thành tích về chinh phục nắng gió biển khơi, tích cực tăng gia, cải thiện bữa ăn của bộ đội.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2014, Trạm Rada 550 và Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi heo rừng tại đơn vị, với nguồn giống từ chính những con heo bố mẹ sẵn có, các cán bộ, chiến sĩ Trạm Rada 550 và Cơ quan quân sự huyện Lý Sơn cho rằng, heo rừng nuôi không khó, nếu chịu khó, ai cũng có thể nuôi được.

Nếu như mô hình này được chuyển giao đến nhiều hộ dân trên đảo, thì tương lai không xa Lý Sơn sẽ có thêm nguồn thực phẩm mới, hòa vào sản vật phong phú của biển, phục vụ người dân trên đảo và khách tham quan.


Related news

Nông Dân Huyện Cai Lậy Góp Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới Nông Dân Huyện Cai Lậy Góp Sức Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xác định vai trò chủ thể của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân huyện Cai Lậy đã tích cực vận động hội viên thi đua lao động sản xuất, đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất... để địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM theo tiến độ.

Tuesday. December 9th, 2014
Nông Dân Mới Chỉ Thu Lãi Khoảng 26% Từ Cây Lúa Nông Dân Mới Chỉ Thu Lãi Khoảng 26% Từ Cây Lúa

Giá lúa tại ĐBSCL đã tăng trở lại bình quân từ 100-200 đồng/kg so với cách nay 1 tuần. Hiện lúa IR50404 tươi có giá 4.500 - 4.700 đồng/kg, lúa khô từ 5.500-5.600 đồng/kg; lúa tươi hạt dài thường đang ở mức từ 4.750 - 5.000 đồng/kg và lúa khô từ 5.700-5.900 đồng/kg. Lúa thơm khô từ 6.000 - 6.200 đồng/kg.

Thursday. July 24th, 2014
Nhật Bản Đầu Tư Thí Điểm 180 Tàu Cá Composite Tại Việt Nam Nhật Bản Đầu Tư Thí Điểm 180 Tàu Cá Composite Tại Việt Nam

Ông Yukio Kikuchi, giám đốc dự án tại Việt Nam của Công ty Yanmar (Nhật Bản) cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite giúp ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Thursday. July 24th, 2014
Đẩy Mạnh Nhập Khẩu Bông Sợi Từ Tây-Trung Phi Đẩy Mạnh Nhập Khẩu Bông Sợi Từ Tây-Trung Phi

Tại buổi giao thương giữa các DN bông vải sợi Việt Nam và các nhà phân phối bông sợi châu Phi vừa qua, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông vải sợi Việt Nam cho biết, lượng bông nhập khẩu từ các nước của Việt Nam như sau: 40% từ Hoa Kỳ, 20% Ấn Độ, 20% từ thị trường Tây và Trung Phi, còn lại là ở các thị trường nhỏ khác.

Tuesday. December 9th, 2014
Kinh Nghiệm Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Nước Mắm Phú Quốc Tại EU Kinh Nghiệm Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Nước Mắm Phú Quốc Tại EU

Ngày 22/7/2014, tại Hà Nội, "Tuần lễ truyền thống chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc" đã kết thúc với hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đăng ký chỉ dẫn địa lí cho nước mắm Phú Quốc tại châu Âu do EU-MUTRAP, Phái đoàn Liên minh Châu Âu và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức.

Thursday. July 24th, 2014