Nuôi gà thu tiền tỷ
Đi lên từ “tay trắng”
Thăm trang trại của anh Hiệu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước cơ ngơi của khu chăn nuôi tập trung. Giữa tiết trời oi bức, 50.000 con gà được nuôi dưỡng, chăm sóc trong những lán trại mát mẻ, rộng trên 34.000m2. Các khâu chăn nuôi được thực hiện tự động. Việc quản lý dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại được tiến hành nghiêm ngặt. Dù là khu chăn nuôi gà, nhưng không khí trong lành, tuyệt nhiên không bị “nặng mùi” như một số cơ sở chăn nuôi khác. Hiện, mỗi tháng, trang trại gà của gia đình anh Hiệu cung ứng cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận 750.000 trứng thương phẩm, cùng 120.000 gà giống, cho doanh thu xấp xỉ 3 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó, trang trại còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động địa phương, mức lương trung bình 5 triệu đồng/người/tháng.
Để có được cơ ngơi “hoành tráng” như hôm nay, ít người biết, anh Hiệu đã phải trải qua những tháng năm khởi nghiệp đầy gian khó. Năm 1991, khi 24 tuổi, anh Hiệu bắt tay vào nuôi gà, vốn liếng là con số 0. “Ngày đó, người nuôi gà vẫn còn ít, chỉ có thể học hỏi kỹ thuật, cách làm qua sách báo, tài liệu mà ít thực tế…” - anh Hiệu nhớ lại. Dù vậy, với quyết tâm làm giàu, anh cố gắng chạy vạy, vay mượn khoảng 2 triệu đồng để mua, nuôi 60 con gà.
Cũng trong thời gian này, anh Hiệu tìm hiểu và nhận thấy giá trị kinh tế cao của gà công nghiệp với khả năng tăng trọng nhanh hơn nhiều so với gà thịt truyền thống (nuôi 2 tháng có thể đạt 2 – 3kg/con, thay vì nuôi 6 tháng mới nặng khoảng 1,5kg của gà thịt truyền thống). Nghĩ là làm, năm 1993, anh Hiệu mạnh dạn vay Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 10 triệu đồng để mua 650 con gà công nghiệp. Quyết định đầu tư của anh từng khiến không ít người thân, bạn bè cảm thấy lo lắng thay, nhất là khi họ chưa từng nghe nói một ai thành công nhờ chăn nuôi gà với số lượng lớn đến vậy.
Không ngừng đổi mới
Nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt cùng một chút may mắn, việc kinh doanh của anh Hiệu tiến triển hết sức thuận lợi. Tiền lãi thu được, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô đàn gà. Đến năm 2003, anh nhận thầu trên 34.000m2 đất tại thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương), xin chuyển đổi thành đất trang trại để mở rộng quy mô sản xuất, tiếp tục nâng tổng đàn lên gần 10.000 con gà/lứa, rồi 50.000 con/lứa như hiện nay. Để có được hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi gà, bên cạnh làm tốt công tác quản lý dịch bệnh, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, anh Hiệu còn đầu tư mạnh vào yếu tố con giống. Trong số 50.000 con gà hiện được chăm nuôi tại trang trại, có khoảng 10.000 con giống bố mẹ được nhập từ Pháp. “Giống gà Pháp có chất lượng tốt hơn hẳn về thể trạng, đặc biệt là đẻ trứng rất khỏe…” - anh Hiệu cho biết.
Ông Ngô Văn Lệ - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết thêm, trang trại của gia đình anh Hiệu là một trong những cơ sở chăn nuôi gà đầu tiên của TP Hà Nội được Bộ NN&PTNT cấp Chứng nhận VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Thành công của anh Hiệu là kết quả của ý chí mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, liên tục đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Mô hình cũng mở ra hướng phát triển kinh tế mới, an toàn và bền vững cho các hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng, TP Hà Nội nói chung.
Related news
Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...
Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.
Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.
Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.
Kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thành phần sâu bệnh trên cây mắc ca Lâm Đồng với 10 loài, trong đó hầu hết chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ trung bình - nhẹ, ít phổ biến gồm: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu và sâu đục quả.