Nuôi Gà Sao, Hướng Xóa Nghèo Hiệu Quả
Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Võ Văn Minh, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đúng lúc ông Minh đang xuất bán 500 con gà Sao giống cho khách hàng.
Mỗi tuần trang trại của ông đều đặn bán một lượng gà như thế, ông thu được 17 triệu đồng tiền lời từ gà giống. Bên cạnh gà giống, ông Minh còn bán cả gà Sao thương phẩm.
Đối với ông Minh, gà Sao là vật nuôi mới và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ông cho biết: “Nuôi gà Sao không bị thất thoát. Nó còn mới nên tôi bán được giá cao. Vì đạt được kinh tế rất cao, từ đó, tôi nhân dần đến bây giờ nên ngày càng phát triển thêm.”
Gà Sao là giống gà dễ nuôi, thích hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều địa phương tại nước ta. Gà có hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, hoặc nuôi thương phẩm. Gà thích sống theo bầy đàn, thích bay khi di chuyển và kêu to.
Theo ông Minh, vốn đầu tư mô hình này thấp hơn 60% các loại gà khác nhưng lợi nhuận lại tăng hơn gấp đôi. So với gà Tàu thì lượng thức ăn của gà Sao ít hơn. Một con gà Sao xuất chuồng khoảng 1 kg thì ăn chỉ 2,5 kg thức ăn, trong khi để đạt trong lượng đó thì gà Tàu phải ăn tới 7,5 kg.
Đặc biệt, gà Sao có khả năng miễn dịch với các loại bệnh do vi rút gây ra, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm.
Ông Minh chia sẻ: “Gà Sao có khả năng kháng thể cao hơn so với các loại khác. Như trước đây, tôi nuôi gà công nghiệp thì tỉ lệ hao hụt tới 30%, còn gà Sao này thì tỉ lệ nuôi sống là 90-95%.”
Trên gà Sao chỉ thường xuất hiện bệnh E.coli, cầu trùng, chủ yếu do máng ăn, chuồng trại không sạch.
Theo kinh nghiệm của ông Minh, với gà Sao nên xây dựng chuồng thoáng mát, cao ráo. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo 16-18 tiếng cho gà đủ. Máng cho gà uống nước cách mặt đất 3 cm, đảm bảo nguồn nước uống không bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn nữa, bà con cần lưu ý đến khẩu phần cho ăn. Mỗi ngày cho gà ăn 2 lần. Đối với gà đẻ thì mỗi con ăn 0,5 gram/ngày, gà thương phẩm mỗi tháng ăn 1,5 kg. Sử dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung thêm rau xanh như lục bình, rau muống.
Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 60 hộ nuôi gà Sao. Nhiều hộ thoát nghèo nhờ mô hình nuôi gà Sao do chi phí chăm sóc thấp và giá ổn định. Với gà giống khoảng 35 ngàn đồng/con, gà thịt khoảng 65.000-70.000 đồng/con thì trung bình hộ thấp nhất cũng có được 50-60 triệu đồng/năm.
Để phát triển mô hình nuôi gà Sao thì công tác khuyến nông, phổ biến kỹ thuật và điều kiện nuôi đóng một vai trò quan trọng. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết: “Gà Sao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Trong thời gian tới, công tác khuyến nông của chúng tôi sẽ tập trung phổ biến mô hình này để tăng thu nhập cho bà con, xóa đói giảm nghèo cho địa phương .”
Hiện nay, gà Sao là gia cầm thượng hạng nên bán được giá cao. Nhiều vùng như Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước,.. mô hình này đang được phổ biến. Nhưng theo ông Hòa để mô hình này phát triển bền vững, tránh tình trạng rớt giá như các sản phẩm khác thì bà con phải đi theo hướng an toàn, khép kín, xây dựng vùng giống, cơ sở giết mổ tại chỗ.v
Related news
Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.
Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê, tháng 10 lượng cá tra xuất khẩu của tỉnh ước đạt 21.983 tấn, tăng 2,48% so tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch xuất khẩu đạt 56,13 triệu USD, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ.
Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.
Hiện nay, huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích lúa Thu đông chưa thu hoạch nhiều nhất của tỉnh. Trong tổng số 15.807ha xuống giống của huyện trong vụ này thì chỉ mới thu hoạch được hơn 6.300ha, diện tích còn lại người dân cũng đang tất bật thu hoạch trong điều kiện khó khăn về nước lũ.