Cho heo ăn uống đúng cách
Mức ăn cho heo như sau:
+ Trọng lượng heo 20 kg – 30 kg: cho ăn 1,2 – 1,5 kg/con/ ngày.
+ Trọng lượng heo 31kg - 60 kg: cho ăn 1,5 – 2,3 kg/con/ngày.
+ Trọng lượng heo 61 kg – 100 kg: cho ăn 2,3- 3 kg/con/ngày.
Hàng ngày cho heo ăn thêm từ 1-2 kg rau xanh.
- Cho ăn đúng bữa, ngày 2-3 lần. Việc cung cấp thức ăn cho heo thịt đúng giờ sẽ có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo cho heo có phản xạ để tăng tiết các dịch tiêu hóa nên heo sử dụng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi khẩu phần, nên thay đổi từ từ.
- Nên luôn luôn có nước sạch và cho heo uống nước tự do. Nước là 1 nhu cầu rất cần thiết cho cơ thể của heo, nước giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thiếu nước thì sẽ làm hạn chế việc hấp thu các dưỡng chất, làm cho heo chậm lớn, nhất là trong giai đoạn kết thúc từ 61-100 kg. Vậy ta phải cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho heo, nguồn nước phải sạch, tốt nhất là sử dụng vòi nước uống tự động, để cho heo uống tùy theo nhu cầu cơ thể, nếu chưa có vòi uống tự động thì ta có thể cho heo uống nước sau mỗi bữa ăn như sau:
+ Heo từ 20 –30 kg: 4-5 lít nước / ngày
+ Heo từ 31- 60 kg: 6-7 lít / ngày.
+ Heo từ 61 - 100 kg: 8-10 lít / ngày.
Lưu ý: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn tự trộn không cần nấu chín mà cho heo ăn sống. Khi nấu chín thức ăn thì 1 số Vitamin có trong thức ăn sẽ mất đi, khi nuôi với số lượng lớn mà nấu chín thức ăn thì rất tốn công, tốn nhiều chất đốt.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với tấm, bắp cho heo ăn sống rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều chất đốt và thời gian. Chỉ cần lưu ý là thức ăn sống khi cho ăn cần cho 1 ít nước, hơi ẩm để heo không bị bụi cám khi heo tranh ăn.
Related news
1. Chọn heo giống nái: Chọn nguồn gốc heo cái được sinh ra từ những heo mẹ có năng suất cao, đẻ sai con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi không có dịch.
Hiện nay trình trạng heo nái sinh ít con, số lứa trên năm không đạt 2,2-2,4 lứa/ năm, tỉ lệ sống đến lẻ bầy không cao đó là tình hình chung của các hộ chăn nuôi heo nái hiện nay. Đặc biệt trong qua trình chăm sóc lợn nái sinh sản người chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là Bệnh đẻ khó ở lợn, bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau, để giúp bà con hiểu rõ về bệnh này sau đây tôi xin nêu một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh khó đẻ ở lợn nái sinh sản.
Chăn nuôi heo rừng lai ngày nay không còn xa lạ với bà con chăn nuôi trong tỉnh. Thế nhưng chăn nuôi như thế nào, chăm sóc ra sao thì không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy để chăn nuôi heo rừng lai đạt hiệu quả, bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau: