Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Động Vật Hoang Dã Ở Liên Chiểu

Nuôi Động Vật Hoang Dã Ở Liên Chiểu
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Những năm gần đây, nghề nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phát triển mạnh, tạo được việc làm cho nhiều nông dân, góp phần hoàn thành mục tiêu an sinh xã hội.

Trại nuôi heo rừng của ông Nguyễn Hữu Chỉnh nằm ngay dưới chân núi Đà Sơn, thuộc tổ 159, phường Hòa Khánh Nam. Khi chúng tôi đến, ông Chỉnh đang tất bật trộn chuối với cám, môn rừng rồi đổ vào máng cho heo ăn. Đàn heo rừng ăn rất khỏe, con nào con nấy đen trũi, chắc nịch. Ông Chỉnh nuôi heo rừng từ năm 2009, với phương pháp kết hợp nuôi chuồng và thả rông. “Heo rừng nái mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 8-12 con, heo con 2 tháng tuổi nặng khoảng 10kg, hiện có giá bán 1,5 triệu đồng/con, thương lái đến tận nơi mua”, ông Chỉnh bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Kim Thành ở tổ 32, phường Hòa Khánh Bắc cũng nổi tiếng với mô hình nuôi kỳ đà. Bà xây dựng chuồng trại với nhiều hang hốc, gốc cây, mô đá, phù hợp với điều kiện sống tự nhiên của kỳ đà. Bà Thanh cho biết, kỳ đà thường ăn các loại trái cây, các loại vật nhỏ như ếch, nhái và thịt động vật tươi sống. Bình quân, mỗi quý, bà bán 15 con kỳ đà, mỗi con từ 1-1,2 triệu đồng, được một chủ doanh nghiệp ở Hà Nội nhận tiêu thụ sản phẩm dài hạn.

Theo quy định, nuôi ĐVHD phải làm thủ tục đăng ký và khi bán phải xin giấy phép của cơ quan chức năng. Ông Nguyễn Thanh Bê, Chủ tịch Hội Nông dân quận Liên Chiểu cho hay: Chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển nghề nuôi các loại ĐVHD thông thường như nhím, kỳ đà, heo rừng, chim trĩ và đây là hướng phát triển mới cho nông dân, nhất là các hộ trong diện quy hoạch, giải tỏa.

Chi hội Nuôi ĐVHD thông thường quận Liên Chiểu được thành lập ngày 25/7/2003, bước đầu có 28 hội viên tham gia. Chi hội trưởng Trần Văn Thưởng cho hay, hội viên được hỗ trợ về thủ tục vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm; hội viên có đề án khả thi sẽ được giải quyết cho vay vốn ưu đãi để phát triển quy mô chăn nuôi. Cụ thể như ông Phan Công Lễ, chủ trang trại nuôi heo rừng ở Hòa Hiệp Bắc, đã được hỗ trợ thủ tục vận chuyển 50 con heo rừng vào bán tại TP.Hồ Chí Minh với giá 300.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi giá bán tại chỗ.

Ở Liên Chiểu, có hộ cùng lúc nuôi nhiều loại ĐVHD nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Chẳng hạn, ông Nguyễn Ngọc Lan ở tổ 7, phường Hòa Hiệp Nam vừa nuôi nhím, vừa nuôi heo rừng, đạt thu nhập khá cao. Kết hợp nuôi heo rừng với nuôi cá và trồng rừng, ông Lễ tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động và tích cực đóng góp cho các hoạt động vì người nghèo của địa phương.

Nhằm giúp nông dân phát triển nghề nuôi ĐVHD, Hội Nông dân quận Liên Chiểu đã xây dựng đề án phát triển sinh sản, sinh trưởng trong chăn nuôi ĐVHD. Theo đó, nuôi ĐVHD thực hiện theo quy trình 5 bước: Xây dựng chuồng trại tốt, chọn giống tốt, chăm sóc-nuôi dưỡng tốt, vệ sinh phòng dịch tốt, thức ăn đảm bảo số lượng và chất lượng. Theo Đề án này, Hội Nông dân quận phối hợp với các cơ quan chức năng giúp các hộ nuôi ĐVHD tăng cường năng lực công tác thú y và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để có thu nhập cao hơn.


Related news

Tỷ Phú Trên Đất Rừng Đầm Dơi Tỷ Phú Trên Đất Rừng Đầm Dơi

Được giao khoán 10 ha, những năm qua, bên cạnh trồng và bảo vệ rừng khoảng 70% diện tích, số còn lại 30% nằm trong diện được phép canh tác, ông Huỳnh Văn Sen ở ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đã bố trí sản xuất đa cây, đa con hiệu quả.

Wednesday. June 12th, 2013
Thủy Sản Chết Hàng Loạt Thủy Sản Chết Hàng Loạt

Những ngày qua, người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) “đứng ngồi không yên” vì thủy sản chết hàng loạt tại khu vực bùng binh đồng Cù Lao, nằm cạnh đầm nước mặn và đồng muối Sa Huỳnh.

Thursday. October 3rd, 2013
Mô Hình “Nhà Sạch - Vườn Đẹp” Mô Hình “Nhà Sạch - Vườn Đẹp”

Thực hiện nội dung đột phá “Nhà sạch-vườn đẹp và làm đường giao thông nông thôn” trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Quản Bạ trong năm 2013, xã Quyết Tiến đã chọn thôn Vĩnh Tiến thực hiện làm điểm. Sau 6 tháng triển khai, đến nay đã có 48/48 hộ gia đình của thôn đạt tiêu chí “Nhà sạch - vườn đẹp”.

Wednesday. July 31st, 2013
Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Ở Thái Bình Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm Giống Lúa Chịu Mặn Ở Thái Bình

Sáng ngày 28/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Thái Bình phối hợp với Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, UBND xã Nam Cường tổ chức hội thảo đánh giá mô hình thử nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải.

Wednesday. May 29th, 2013
Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi Hiệu Quả Mô Nuôi Hình Tôm Hùm Lồng Ở Cửa Biển Sa Huỳnh Ở Quảng Ngãi

Năm 2012, TT Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ngãi giao cho Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ trực tiếp thực hiện mô hình nuôi tôm hùm lồng tại hộ ông Đỗ Văn Được, thôn Thạch Bi 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với qui mô 3 lồng nuôi (tổng thể tích 15 m3).

Sunday. December 9th, 2012