Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê Trong Rừng Đước

Nuôi Dê Trong Rừng Đước
Publish date: Saturday. April 19th, 2014

Với nguồn thức ăn sẵn có, đầu ra sản phẩm có giá cả ổn định và khá cao, nghề nuôi dê tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang phát triển thuận lợi.

Tại ấp có 20 hộ nuôi dê, thu nhập mỗi năm từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/hộ, tuỳ theo quy mô lớn, nhỏ. Anh Lê Văn Be, đàn dê 27 con đã giúp gia đình anh thu hơn 70 triệu đồng/năm.

Dê là loài tăng trưởng rất nhanh, khả năng kháng bệnh cao, có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt. Nếu người nuôi muốn dê phát triển và tăng trọng nhanh, cần phải thay đổi thức ăn thường xuyên. Anh Lê Văn Be cho biết, thường thì thức ăn của dê chỉ là lá đước và lá mắm, khoảng vài ngày chuyển qua cho ăn cây đậu ma hái bên bãi biển Khai Long để bổ sung đạm cho chúng.

Thời gian phát triển nhanh nhất của dê là trong năm đầu đời. Chỉ trong vòng 12 tháng, trọng lượng đạt từ 40-50 kg/con. Trung bình mỗi con dê cái trong 1 năm có thể sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Nguồn cung cấp giống sẵn tại địa phương do một số hộ chuyên nhân giống ra bán.

Về chuồng trại để nuôi dê không cần mất nhiều diện tích, chủ yếu là chuồng phải cao, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ. Thị trường hiện nay đang chuộng loại dê thịt, thường là dê đạt từ 6-8 tháng tuổi, trọng lượng từ 30-35 kg/con. Với loại dê này sẽ bán được giá khoảng 80.000 đồng/kg.

Anh Trương Minh Thuận, một người nuôi dê trong ấp, cho biết: “Gia đình tôi có hơn 10 năm nuôi dê nên cũng tích luỹ một số kinh nghiệm. Hiện nay, đàn dê của tôi có 31 con, hằng năm mang lại lợi nhuận không dưới 50 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Minh Thắng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Đất Mũi, cho rằng, đây là nghề chăn nuôi mới, hiệu quả cao. Xã đang chỉ đạo nhân rộng mô hình chăn nuôi này trong bà con, giúp họ có công ăn việc làm, góp phần từng bước cải thiện cuộc song.


Related news

Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Tiền Đề Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.

Tuesday. November 11th, 2014
Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Chặt Chẽ Từ Sản Xuất Đến Tiêu Dùng

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Tuy nhiên kết quả vẫn còn thiếu chặt chẽ và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Tuesday. November 11th, 2014
Ông Chủ “Trang Trại Nhà Ống” Giữa Thủ Đô Và “Tuyệt Chiêu” Tránh Ô Nhiễm Ông Chủ “Trang Trại Nhà Ống” Giữa Thủ Đô Và “Tuyệt Chiêu” Tránh Ô Nhiễm

“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.

Tuesday. November 11th, 2014
Thanh Long Ruột Đỏ “Sống Khỏe” Ở Vùng Bảy Núi Thanh Long Ruột Đỏ “Sống Khỏe” Ở Vùng Bảy Núi

Ông Hồ Văn Ri- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên trong vùng đưa cây thanh long ruột đỏ lên vùng đất Bảy Núi.

Tuesday. November 11th, 2014
Thủ Tướng Yêu Cầu Vinafood 2 Cổ Phần Hóa, Nhà Nước Sẽ Nắm Trên 65% Thủ Tướng Yêu Cầu Vinafood 2 Cổ Phần Hóa, Nhà Nước Sẽ Nắm Trên 65%

Vinafood 2 là một trong những công ty lương thực lớn nhất của Việt Nam. Doanh nghiệp này sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho chứa trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Hàng năm, công ty thu mua, chế biến và xuất khẩu bình quân trên 3 triệu tấn gạo đi các thị trường thế giới như châu Á, Trung Đông, châu Âu...

Tuesday. November 11th, 2014