Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê Để Cải Thiện Cuộc Sống

Nuôi Dê Để Cải Thiện Cuộc Sống
Publish date: Friday. November 29th, 2013

Nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành (Bù Đốp - Bình Phước) đang phất lên nhờ kết hợp trồng tiêu và nuôi dê. Với lợi thế vốn đầu tư ít, dê thương phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nên mô hình này đang được nhân rộng.

Dê là loài mắn đẻ, ít bệnh, nuôi không cần nhiều vốn, ít tốn công, chỉ vài cặp giống ban đầu, sau mỗi lứa sinh sản thì giữ lại những con khỏe mạnh, sinh sản tốt để làm giống. Thức ăn chủ yếu của dê là cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Từ những ưu thế đó mà nhiều hộ nông dân ở ấp 3, xã Tân Thành có thêm nguồn thu nhập không nhỏ mỗi năm.

Hầu hết các hộ nuôi dê đều phát triển theo hướng mở rộng chuồng trại. Chị Vũ Thị Loan ở ấp 3, xã Tân Thành cho biết: “Nhà tôi trồng hơn 1.000 nọc tiêu, chủ yếu trồng bằng cây keo để vừa tiết kiệm đổ cột bê tông, vừa lấy lá cây cho dê ăn. Ngoài lá cây dê còn ăn thêm cỏ, cám viên và bắp”.

“Nuôi dê không khó, nhưng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật, theo dõi hàng ngày, không nên chăn thả sớm vì dê dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hiện giá dê trên thị trường dao động từ 100 đến 130 ngàn đồng/kg. Thời gian dê con trưởng thành và sinh sản trong vòng 6-12 tháng, lúc này dê sẽ đạt trọng lượng 35-40kg/con” - chị Đặng Thị Kim có nhiều năm nuôi dê ở ấp 3, xã Tân Thành cho biết. Hiện trong chuồng nhà chị Kim nuôi 23 con dê, gồm 8 dê giống và 15 dê con.

Chị Kim nói: “Trung bình một năm, dê cái sinh 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Chuồng trại không đòi hỏi diện tích lớn. Mỗi năm gia đình tôi xuất 2 lứa, mỗi lứa khoảng 7-10 con. Những năm gần đây nhu cầu thịt dê tăng nên mối lái từ nhiều nơi đến tận nhà mua chứ không phải chở đi bán như trước”. Nhờ nuôi trồng kết hợp, hàng năm gia đình chị Kim thu về 200 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Minh cũng ở ấp 3, xã Tân Thành chia sẻ: “Chuồng nuôi dê phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, có rãnh thoát phân và nước thải. Nhờ nuôi đúng quy trình nên đàn dê gần 30 con nhà chị Minh lớn nhanh, ít bệnh. Dê đang trưởng thành ở tháng thứ 4 đạt trọng lượng trung bình 20-30kg/con. Hàng năm gia đình chị thu về khoảng 60 triệu đồng tiền bán dê thương phẩm.


Related news

Tiếp Vốn Người Nuôi Cá Tiếp Vốn Người Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

Saturday. August 31st, 2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

Tuesday. September 3rd, 2013
Bí Quyết Làm Giàu Của Chủ Trang Trại Bạc Tỷ Bên Dòng Lô Giang Bí Quyết Làm Giàu Của Chủ Trang Trại Bạc Tỷ Bên Dòng Lô Giang

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

Thursday. September 5th, 2013
Thanh Long “Ép” Lúa, Thiệt Hại Khó Lường Thanh Long “Ép” Lúa, Thiệt Hại Khó Lường

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Thursday. September 5th, 2013
Phú Quốc Tăng Số Tàu Đánh Cá Cơm Phú Quốc Tăng Số Tàu Đánh Cá Cơm

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.

Thursday. September 5th, 2013