Home / Hải sản / Nuôi cua

Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống (Phần 2)

Kỹ Thuật Sản Xuất Cua Giống (Phần 2)
Publish date: Saturday. December 25th, 2010

II. Đẻ trứng

ky-thuat-san-xuat-cua-giong-tac-gia-hoang-duc-dat-phan-2

Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cua cái đã giao vĩ chín sinh dục và đẻ trứng trong ao, lồng, bể xi măng. Vì vậy điều kiện của ao, lồng, bể nuôi vỗ cua ở giai đoạn cuối cần được

được kiểm tra chặt chẽ, bảo đảm nước sạch, độ mặn từ 25-32‰, pH  = 7,5-8,5 lượng  oxy hoà tan trên 5mg/lít, nhiệt độ nước 28-30 độ C, độ sâu của nước trong ao 1,2-1,5m trong bể xi măng 0,7-1m. Trong bể xi măng có thể quan sát thấy cua đẻ trứng. Cua mở yếm ra hết độ, ép mình xuống, phần trước đầu ngực hơi dướn lên, càng và chân tì vào đáy, bắt đầu đẻ trứng và thụ tinh. Trứng đẻ ra thụ tinh và hoạt hóa, niêm dịch giữa hai lớp màng linh hoạt, làm cho màng ngoài có sức dính và với tác động của ngoại lực kéo ra làm cho trứng dính vào lông tơ của chân bụng bằng "cuống trứng", nhờ vậy mà các hạt trứng vẫn rời nhau tự do. Quá trình đẻ trứng diễn ra ở đáy ao, đáy bể và kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ, cua đẻ trứng tốt, trứng dính đều, dày trên tất cả các lông tơ của các chân bụng và có rất ít trứng rơi ra ở dưới đáy, không dính được vào lông chân bụng. Ngược lại, trường hợp đẻ trứng không tốt, trứng chỉ bám một ít vào một số lông tơ của chân bụng, còn phần lớn trứng đẻ ra rơi trên đáy. Ở những cua cái đẻ trứng tốt buồng trứng dày có dạng hình "tán nấm" tròn làm cho yếm cua mở ra rất rộng, những cua cái đẻ trứng kém, trứng bám ít, có dạng hình "trăng khuyết", yếm mở hẹp.

III. Nuôi cua ôm trứng

Do cua có đặc tính ôm trứng (thực chất là ôm phôi phát triển) một thời gian khá dài (từ 10-20 ngày tùy thuộc điều kiện môi trường, trong đó chủ yếu là nhiệt độ nước) nên trong mùa sinh sản, trong khai thác người ta đánh bắt được cả  cua ôm trứng. Có thể thu những cua ôm trứng trong tự nhiên, bảo quản tốt đưa về ấp nở để nhận ấu trùng, sản xuất cua giống.

Cua ôm trứng nuôi riêng từng con, có thể nuôi trong giai đoạn giai thả dưới ao, ngăm bể thành những ô nhỏ để tiết kiệm diện tích, tốt nhất là nuôi riêng mỗi con trong một bể xi măng có thể tích từ 0,5 đến 1m3. Môi trường nước cần được quản lý chặt chẽ: độ mặn 30‰ ± 2‰ , oxy hòa tan trên 5mg/lít (sục khí nhẹ thường xuyên), pH = 7,5-8,5, nhiệt độ 29 ± 1 độ C, giữ yên lặng nơi nuôi cua. Cho cua ăn đầy đủ, thức ăn có chất lượng cao: thịt nghêu, mực, tôm. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi chiều tối, thu bỏ thức ăn thừa vào buổi sáng. Thay nước 20-30% hàng ngày.

Theo dõi quá trình phát triển của phôi. Để xác định chất lượng của trứng phôi cần quan sát dưới kinh hiển vi: 2-3 ngày 1 lần, xác định "tốc độ" phát triển của phôi, tỉ lệ trứng bị hỏng, nhiễm bệnh: nấm, vật ký sinh và có biện pháp xử lý. Cũng có thể đánh giá tốc độ phát triển của phôi qua sự biến đổi màu sắn của buồng trứng vàng sáng, vàng sẫm, xám tro và cuối cùng là xám đen. Màu sắc của buồng trứng chuyển đồng đều chứng tỏ buồng trứng tốt, phát triển đồng đều. Buồng trứng chuyển đều sang màu xám đen tức là phôi đã phát triển đến giai đoạn "mọc mắt" và trong một hai ngày sau là nở ra ấu trùng.

Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 28 đến 30 độ C, sau khi đẻ trứng từ 10-12 ngày nở ra ấu trùng Zoea 1.

Đối với cua ôm trứng thu ngoài tự nhiên cần vận chuyển tốt: chứa vào xô nước biển (lấy nước nơi bắt cua), cho ít nước và thay nước nhiều lần, sục khí, khống chế nhiệt, tránh nhiệt độ nước lên trên 30 độ C trong lúc vận chuyển. Trước khi cho cua ôm trứng vào bể ương ấp nên xử lý cua ôm trứng: cho cua vào xô nước biển có pha formaline 20ppm trong thời gian 20-30 phút. Xem màu sắc của trứng và lấy một ít trứng quan sát dưới kính hiển vi để xác định giai đoạn phát triển và chất lượng của trứng phôi, dự kiến ngày nở của ấu trùng để chuẩn bị các điều kiện ương nuôi  tiếp theo một cách chủ động. Điều kiện và cách nuôi cua ôm trứng thu được ngoài tự nhiên cũng giống như nuôi cua ôm trứng cho đẻ nhân tạo.


Related news

Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất tốt Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất tốt

Nuôi cua biển thương phẩm trong ao đất cho năng suất cao giúp bà con ngư dân vùng biển xóa đói giảm nghèo.

Friday. December 22nd, 2017
Kỹ thuật nuôi cua đồng năng suất cho thu nhập cao Kỹ thuật nuôi cua đồng năng suất cho thu nhập cao

Nuôi cua đồng đang là một nghề mới rất hấp dẫn người dân khi đem lại thu nhập khá cao.

Friday. January 5th, 2018
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng. Cách nuôi đồng trên cạn năng suất cao Kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng. Cách nuôi đồng trên cạn năng suất cao

Cua đồng có thể được nuôi ở nhiều hình thức khác nhau như nuôi trên ruộng trũng, nuôi trong ao hoặc có thể nuôi cua đồng trong bể xi măng hay ao có lót bạt

Thursday. January 11th, 2018
Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ

Việc sử dụng con giống Cua bột sản xuất nhân tạo vào nuôi thương phẩm đã khắc phục được những nhược điểm của cua giống tự nhiên, có nhiều ưu việt.

Thursday. March 1st, 2018
Kỹ thuật ương cua bột lên cua giống Kỹ thuật ương cua bột lên cua giống

Các vùng nuôi thủy sản nước lợ tại tỉnh ta từ nay có thể nuôi luân canh 01 vụ tôm, 01 vụ cua nhằm góp phần tái tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thursday. March 1st, 2018