Nuôi Chim Bồ Câu Giống Pháp Lãi Hơn Nuôi Gà

Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, với 10 hộ tham gia. Từ 25 cặp chim bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi hộ tham gia đã nhân lên từ 100 đến 130 cặp chim bố mẹ.
Qua theo dõi, từ khi chim non đến khi bán được bình quân từ 38 đến 40 ngày. Với giá chim bồ câu ra ràng là 200.000 đồng/đôi, chim bồ câu bố mẹ từ 350.000 đến 500.000 đồng/đôi, đã cho thu lãi gấp từ ba đến bốn lần so với nuôi gà.
Là một trong 10 hộ tham gia dự án nuôi chim bồ câu Pháp, ông Tạ Quang Nhi, phường Pú Trạng được đầu tư 25 cặp chim bố mẹ. Trong suốt quá trình nuôi, ông được cán bộ Phòng Kinh tế hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng và cho chim ăn. Nhờ tuân thủ đầy đủ các kỹ thuật, chim sinh trưởng và phát triển tốt, chỉ từ 38 đến 40 ngày một lứa.
Chim giống nuôi 5 - 6 tháng thì sinh sản, mỗi cặp đẻ 2 trứng/lứa/tháng và ấp khoảng 15 - 20 ngày thì nở. Mỗi tháng, gia đình ông bán 100 cặp chim ra ràng với giá 200.000 đồng/cặp và chim giống giá 500.000 đồng/cặp. Sau khi trừ chi phí gia đình ông Nhi thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Cũng như ông Nhi, ông Lò Văn Thái ở phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ được Phòng Kinh tế thị xã hỗ trợ đã xây dựng chuồng trại nuôi 25 cặp chim bồ câu Pháp. Ông Thái cho biết: "Mới đầu khi bắt chim giống về nuôi, gia đình cũng lo lắng không biết liệu có đạt kết quả không, nhưng cho đến nay thì thật sự yên tâm vì giống chim này phát triển rất tốt, không bị dịch bệnh và cho thu nhập ổn định".
Hiện, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã tổ chức nghiệm thu và đánh giá mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cơ bản hợp khí hậu, thổ nhưỡng của vùng; kỹ thuật nuôi chim đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, hiệu quả kinh tế cao.
Trưởng phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ Lê Thị Kim Hoa cho biết: Thời gian tới, Phòng Kinh tế huyện sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá chính xác hơn hiệu quả của mô hình để làm cơ sở trình UBND huyện, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét để triển khai thêm nhiều mô hình đạt hiệu quả đến với người dân.
Related news

Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.

Chỉ trong tuần cuối tháng 7, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 400-500 đồng/kg, vượt lên mức cao nhất trong một năm qua. Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sắp tới Philippines sẽ ký hợp đồng mua 500.000 tấn gạo Việt Nam.

Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

Để bảo vệ vườn chuối, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh hại chuối, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Xác định phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu cơ bản trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM và hình thành được những mô hình chăn nuôi bước đầu có hiệu quả.