Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đề nghị ưu tiên nhập khẩu đường thô

Đề nghị ưu tiên nhập khẩu đường thô
Publish date: Monday. August 3rd, 2015

Trong đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương ưu tiên phân chỉ tiêu hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2015 cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện.

Theo Bộ NN-PTNT, đến ngày 15/6, toàn bộ 41 nhà máy đường trên cả nước đã ngừng sản xuất, kết thúc vụ ép 2014-2015. Trong niên vụ vừa qua, ngành mía đường đã ép được trên 14,4 triệu tấn mía, sản xuất ra 1.416.980 tấn đường. So với niên vụ 2013-2014, lượng mía ép gảm 1.637.600 tấn, sản lượng đường giảm 173.490 tấn. Nếu so với kế hoạch sản xuất niên vụ 2014-2015, thì lượng đường các nhà máy sản xuất giảm tới 183.000 tấn.

Trong năm 2015, ngoài 81.000 tấn đường NK trong hạn ngạch thuế quan theo WTO, còn bổ sung 50.000 tấn đường hạn ngạch NK từ Lào. Bên cạnh đó, còn có 200.000 tấn đường tồn từ năm ngoái chuyển sang. Như vậy, tổng nguồn cung đường năm 2015 là 1.751.000 tấn. Ước tính, tổng nhu cầu đường trong nước năm nay vào khoảng 1,5 triệu tấn. Vì vậy, lượng đường dư ra sẽ là 251.000 tấn.

Trong 6 tháng đầu năm nay, các nhà máy đã bán ra được 1.025.770 tấn đường, mà đại đa số là tiêu thụ trong nước.

Cụ thể, lượng đường đã bán trong nước là 956.630 tấn, tăng 179.620 tấn so với cùng kỳ năm 2014. Nhờ vậy tuy lượng đường XK sang Trung Quốc giảm mạnh do nước này đóng biên (chỉ đạt 69.140 tấn, giảm 95.180 tấn so với cùng kỳ 2014), nhưng tổng lượng đường các nhà máy đã bán ra trong 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng 67.440 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Căn cứ vào tình hình cung – cầu đường năm 2015, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công Thương phân chia hạn ngạch thuế quan NK đường 2015 cho các DN ngay từ tháng 7/2015. Trong đó, chủ yếu ưu tiên phân chỉ tiêu cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện.

Sở dĩ, Bộ NN-PTNT có đề nghị như trên là vì hiện nay đường của các nhà máy Việt Nam sản xuất được về số lượng và chất lượng đều đã đáp ứng vượt so với nhu cầu của các nhà máy chế biến dùng đường làm nguyên liệu.

Bởi vậy, nếu cho các nhà máy đường NK đường thô về chế luyện sẽ tạo điều kiện cho ngành đường chủ động về nguồn cung và thực hiện các biện pháp XK để giữ ổn định thị trường đường trong nước.

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất đường tinh luyện của Việt Nam hiện đều chưa phát huy được hết công suất, nên việc NK để chế luyện sẽ tiết kiệm được ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động nước ta.

Nhìn ra thế giới, cũng thấy đa số các nước NK đường trên thế giới đều NK đường thô về chế luyện để tiết kiệm ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước và quan trọng hơn là qua đó sẽ quản lý được chất lượng, ATTP đối với sản phẩm đường.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT còn đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục làm tốt công tác chống buôn lậu, chế biến và kinh doanh đường trái phép, hiện vẫn đang diễn ra phức tạp ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia và Lào. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Công Thương gia hạn giấy phép XK đường đã cấp trong 6 tháng đầu năm 2015, để các DN chủ động xử lý lượng đường còn tồn đọng khá nhiều tại cửa khẩu ở Lào Cai.

Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường cuối tháng 7 đã giảm xuống khá nhiều. Vào ngày 6/7, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội từ 13.800-14.100 đ/kg, ở miền Trung 13.400-13.800 đ/kg và ở TP HCM 13.300-14.200 đ/kg.

Ngày 27/7, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội đã giảm xuống chỉ còn 12.900-13.800 đ/kg, ở miền Trung còn 12.800-13.300 đ/kg và ở TP HCM còn 12.700-13.500 đ/kg. Tính ra, giá bán buôn đường kính trắng cuối tháng 7 ở Hà Nội đã giảm 300-900 đ/kg so với đầu tháng, ở miền Trung giảm 500-600 đ/kg, ở TP HCM giảm 600-700 đ/kg. Đường XK sang Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn do bị thương nhân nước này ép giá khi chỉ đưa ra giá mua là 12.450 đ/kg, thấp hơn cả giá bán buôn trong nước.


Related news

Nông Nghiệp Việt Nam, Góc Nhìn Doanh Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam, Góc Nhìn Doanh Nghiệp

Cty chúng tôi cũng như các DN đầu tư trong lĩnh vực SX, nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện nay đang có những vấn đề rất cần những nghiên cứu của nhà khoa học.

Tuesday. October 21st, 2014
Cần Quản Lý, Kiểm Soát Chặt Chẽ Thuốc Bảo Quản Hoa Quả Cần Quản Lý, Kiểm Soát Chặt Chẽ Thuốc Bảo Quản Hoa Quả

Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Tuesday. October 21st, 2014
Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene Có Thể Sớm Trồng Ngô Biến Đổi Gene

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.

Tuesday. October 21st, 2014
Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Đẩy Mạnh Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, báo cáo tình hình KT – XH, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 đã và đang có những dấu hiệu chuyển biến hết sức tích cực. Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn trong năm 2015.

Tuesday. October 21st, 2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Cần Cơ Chế Đồng Bộ

Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương, giữa cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành nông nghiệp với nhau trong thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhất là trong quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế, việc Sở NN&PTNT triển khai cơ chế phối hợp trong hoạt động là một giải pháp cần thiết.

Tuesday. October 21st, 2014