Nuôi Cá Tầm Ở Khánh Thượng, Huyện Ba Vì Hướng Thoát Nghèo Cho Người Dân Miền Núi
Khánh Thượng - xã miền núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây phần lớn dựa vào nghề trồng lúa, trồng rừng, chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, với vùng đồi núi có nguồn nước suối dồi dào lại là một lợi thế cho Khánh Thượng phát triển kinh tế. Để tận dụng và phát huy tiềm năng đó giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì triển khai mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Khánh Thượng.
Gia đình ông Hà Văn Vận được chọn làm mô hình nuôi thí điểm với quy mô 50m3, gồm 500 con cá tầm giống, trọng lượng 100g/con, thời gian triển khai từ tháng 4 - 12/2013.
Sau khi được tập huấn kỹ thuật nuôi cá, theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm khuyến nông, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì, gia đình ông Vận đã tiến hành thiết kế đường ống dẫn nước, bể nuôi. Bể được thiết kế hệ thống đường ống nước vào dạng phun mưa nên hàm lượng oxy hòa tan cho cá luôn đảm bảo, bên cạnh đó, còn có ống xả nước tầng mặt và tầng đáy để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh.
Đặc biệt, nước vào bể nuôi được dẫn từ nguồn nước suối về nên có sự đối lưu vào, ra suốt ngày đêm không tốn chi phí tiền điện và tạo môi trường nước luôn sạch cho cá tầm phát triển. Trong suốt thời gian triển khai dự án, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì thường xuyên có mặt kiểm tra, hướng dẫn việc chăm sóc…
Bằng quyết tâm của các cán bộ dự án, sự đồng lòng của người thực hiện nuôi thí điểm, kết quả mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại hộ gia đình ông Hà Văn Vận bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. Theo đó, đàn cá sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường tại Khánh Thượng. Sau 6 tháng nuôi, khi thu hoạch trừ mọi chi phí đầu vào, nhân công... đã cho lợi nhuận bình quân mỗi bể nuôi xấp xỉ 40 triệu đồng. Đây là mức thu nhập cao so với sản xuất nông nghiệp và trồng rừng.
Thành công bước đầu của mô hình nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Khánh Thượng là điều kiện thuận lợi để các vùng có nguồn nước suối trên địa bàn Hà Nội phát triển nghề nuôi cá tầm. Đây cũng là hướng đi giúp người dân xã Khánh Thượng phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, thế mạnh địa hình của địa phương, đặc biệt là tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình, mở ra hướng đi mới giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo.
Related news
Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.
Gần 20 năm cần mẫn với nghề nuôi bò sữa đã giúp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (55 tuổi), ngụ tại ấp Chánh Lộc, xã Chánh Mỹ, TP.TDM (Bình Dương) ổn định kinh tế.
Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh. Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.
Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.
Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.