Home / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao

Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Chất Lượng Cao
Publish date: Wednesday. December 7th, 2011

Cá rô phi là loài dễ nuôi, có nhu cầu dinh dưỡng tương đối đơn giản, tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm tại một số vùng nuôi thương phẩm, sản lượng cá rô phi đạt chất lượng xuất khẩu từ 500g/con trở lên chỉ chiếm từ 20-30%. Để nuôi đạt hiệu quả cao nhất bà con nên áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh với năng suất nuôi 10 tấn/ha.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi có diện tích 4.000-6.000m2, mực nước sâu từ 1,5-2,5m, có bờ bao chắc chắn không bị thẩm lậu, ngập tràn khi mưa lũ. Ao nuôi phải dễ quản lý, chăm sóc, có nguồn nước sạch và chủ động thoát nước dễ dàng.

Trước khi thả cá vào ao phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, vét bùn, rắc vôi bột xuống khắp đáy ao với lượng vôi 7-10kg/100m2 ao. Sau 2-3 ngày phơi ao sẽ tháo nước vào ao và thả cá giống.

Thả giống

Để đạt năng suất 10 tấn/ha và đạt kích cỡ 500g/con phải thả với mật độ từ 2,5-3 con/m2, chọn cá giống có kích cỡ lớn trên 5g/con để đảm bảo tỉ lệ sống của cá nuôi. Cá giống nên chọn cá có nguồn gốc tốt (đặc biệt là cá rô phi dòng gitf).

Cho cá ăn

Cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Với năng suất 10 tấn/ha có thể cho ăn với thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Thức ăn công nghiệp cho cá rô phi cần hàm lượng đạm từ 18-20%, với lượng cho ăn bằng từ 5-6% tổng khối lượng đàn cá trong ao. Khi cá đạt cỡ 100g/con cho ăn với lượng từ 3-4%; khi đạt trên 200g/con cho ăn khoảng 2%.

- Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Người nuôi cần chú ý cho cá ăn đủ lượng, đảm bảo chất lượng thức ăn cho cá và cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ kiếm ăn cho cá.

- Có thể bón thêm phân đạm và lân vào ao đối với cá từ 100-300g, không bón thêm phân vô cơ, các loại phân bón chưa qua xử lý, không bón phân chuồng trực tiếp xuống ao, vì chúng có thể chứa các loại vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi.

- Tiến hành thay nước 1 tháng/lần, lượng nước thay từ 1/2-2/3 lượng nước trong ao.

- Có thể tận dụng các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn thêm cho cá như bột ngô, cám gạo, khô đậu..., và phải chế biến, vì thức ăn này không cho ăn ở dạng bột, khi rải đều xuống mặt ao, cá sẽ không ăn được hết, tỉ lệ sử dụng rất thấp. Vì vậy cần nấu chín và đặc, nắm lại thành nắm cho cá ăn.

- Không được phép sử dụng một số hoá chất kháng sinh nằm trong danh mục cấm trộn vào thức ăn hay chữa bệnh cho cá.

- Trong thời gian nuôi nên tiến hành phân cỡ cá 1 tháng/lần để khi thu hoạch cá có kích cỡ đồng đều.

Thu hoạch

Sau từ 5-6 tháng nuôi, nếu đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật cá sẽ đạt trọng lượng từ 500g/con trở lên. Có thể thu hoạch toàn bộ nếu cá có cỡ đồng đều hoặc đánh tỉa, thả bù để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chú ý, thả đủ số cá đã đánh mỗi đợt để đảm bảo mật độ. Khi thả bù cần phải thả cá có kích cỡ lớn để hạn chế sự chênh lệch về đàn cá trong ao.

Lưu ý: Với các tỉnh phía Bắc, nuôi cá rô phi thương phẩm vụ xuân thích hợp nhất (tháng 3-5). Bà con cần tuân thủ đúng vì thời gian sinh trưởng của cá rô phi từ 5-6 tháng, nếu thả nuôi muộn gặp thời tiết bất lợi cá sẽ khó đạt trọng lượng theo yêu cầu


Related news

Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm

Khi xuất hiện bệnh, cá thường bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn; hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng, thận, gan, lá lách mềm nhũn. Khi bị bệnh nặng cá bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi bụng trương to. Bệnh này thường xuất hiện ở cá rô phi nuôi cao sản.

Thursday. December 15th, 2011
Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Rô Phi

Khi nuôi quảng canh và bán thâm canh, cá rô phi thường ít bị mắc bệnh do loại cá này ít sốc với biến đổi của môi trường và khả năng kháng bệnh tốt. Tuy nhiên, khi nuôi thâm canh, loại cá rô phi có thể gặp một số bệnh

Wednesday. December 7th, 2011
Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Trong Ao Ở Hương Sơn

Ao gần nguồn nước ấp và chủ động cấp thoát dễ dàng. Diện tích ao thích hợp 1.000 - 1.500 m2 (5.000 - 10.000 m2). Độ sâu nước ao nuôi 1,2 - 1,5m. Bờ ao chắc chắn, không bị thấm lậu, ngập tràn khi mưa lũ, bờ ao cao hơn mực nước cao nhất 50 cm. Giao thông đi lại thuận lợi, quản lý dễ dàng.

Thursday. December 15th, 2011
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đực

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

Thursday. January 5th, 2012
Nuôi Cá Rô Phi Trong Đầm Nước Lợ Nuôi Cá Rô Phi Trong Đầm Nước Lợ

Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển ở nước có độ mặn tới 25 - 32 phần nghìn, song độ mặn thích hợp nhất cho cá rô phi phát triển là 5 - 10 phần nghìn. Do vậy việc nuôi cá rô phi nước lợ, nhất là nuôi gối vụ (1 vụ tôm sú + 1 vụ cá rô phi) đang phát triển mạnh.

Sunday. December 26th, 2010